Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2022: Giá dầu thô có tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp

Giá dầu thô có tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp trước áp lực suy thoái kinh tế và triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu tiêu cực.
Giá xăng dầu hôm nay 24/11/2022: Giá dầu thô lao dốc Giá xăng dầu hôm nay 25/11/2022: Giá dầu thô tiếp tục sụt giảm Giá xăng dầu hôm nay 26/11/2022: Giá dầu thô sụt giảm mạnh

Giá xăng dầu thế giới

Sau khi lao dốc mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 21/11 với xu hướng tăng nhẹ bởi lo nguồn cung gián đoạn do các lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, G7 đối với dầu thô Nga.

Kế hoạch của G7 nhắm áp trần giá dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12 và EU cũng cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vào cùng ngày. Sau đó, EU sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu thô của Nga bắt đầu từ ngày 5/2/2023.

Cơ chế giới hạn giá do Mỹ dẫn đầu của G7 và lệnh cấm từ EU có khả năng làm gián đoạn 2,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đến châu Âu. Lệnh cấm vào tháng 2 đối với các sản phẩm dầu thô cũng sẽ có tác động đáng lo ngại đối với thị trường dầu diesel vốn đã khan hiếm.

Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2022: Giá dầu thô có tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp
Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2022: Giá dầu thô có tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp

Đà tăng giá của dầu thô tiếp tục gia tăng khi đồng USD mất giá và áp lực nguồn cung thắt chặt gia tăng trong bối cảnh dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh.

Cụ thể, theo Viện Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã giảm 4,2 triệu thùng, giảm xa dự báo 2,2 triệu thùng được đưa ra trước đó. Tồn kho xăng của Mỹ cũng giảm 400.000 thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 1,1 triệu thùng.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu thô cũng bị kiềm chế đáng kể bởi thông tin EU cân nhắc giảm các lệnh cấm vận, trừng phạt với dầu thô Nga và diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

Khi những thông tin về dự trữ xăng của Mỹ được phát đi làm gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu, đặc biệt là dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều khu vực tại Trung Quốc và mức giá trần với dầu thô Nga được G7 xem xét đưa ra cao hơn giá giao dịch hiện tại, giá dầu thô đã quay đầu sụt giảm mạnh.

Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ xăng trong tuần của nước này trong tuần tính đến 18/11 đã tăng tới 3,1 triệu thùng, vượt xa con số dự báo 383.000 thùng được các nhà phân tích đưa ra trước đó.

Dữ liệu từ EIA cũng cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 18/11 đã giảm tới 3,7 triệu thùng, vượt xa con số dự báo 1,1 triệu thùng được các nhà phân tích đưa ra trong một cuộc thăm dò của Reuters.

G7 cũng được cho là sẽ xem xét áp giá trần với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển trong khoảng 65-70 USD/thùng. Trong khi theo dữ liệu từ của Refinitiv, dầu thô Urals của Nga được giao đến Tây Bắc châu Âu đang có giá vào khoảng 62-63 USD/thùng, còn ở Địa Trung Hải vào khoảng 67-68 USD/thùng. Thông tin này đã gần như dẹp bỏ mọi lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Nga.

Tại Trung Quốc, số ca mắc Covid-19 mới ở nước này trong tuần được ghi nhận ở mức kỷ lục, 31.000 ca. Trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19, nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã tiếp tục thực thi các biện pháp phong toả, hạn chế đi lại... để kiềm chế sự lây lan của dịch.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 76,55 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 83,87 USD/thùng.

Giá xăng dầu trong nước

Theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 21/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, tại kỳ điều hành, Liên bộ ngừng chi quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 250 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut 300 đồng/lít (kg).

Sau khi thực hiện các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu, hiện giá bán các loại xăng dầu được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.670 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.780 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.640 đồng/lít; giá dầu diesel không cao hơn 24.800 đồng/lít; giá dầu mazut không cao hơn 14.780 đồng/kg.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ra Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ra "tối hậu thư" về xăng dầu
Nhà máy lọc dầu Dung Quất duy trì ổn định 112% công suất Nhà máy lọc dầu Dung Quất duy trì ổn định 112% công suất
Tổng nguồn cung xăng dầu năm 2023 tăng 10-15% Tổng nguồn cung xăng dầu năm 2023 tăng 10-15%

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Sáng 11/7, giá cà phê trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường quốc tế biến động mạnh. Giá robusta lao dốc do nguồn cung toàn cầu dồi dào và tỷ giá bất lợi, trong khi arabica bật tăng vì lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Brazil sau quyết định áp thuế 50% của Mỹ.
Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp, mà là thước đo cho mức độ công bằng và minh bạch của thị trường. Và để làm được điều đó, chính sách pháp lý phải là lá chắn thực sự đủ mạnh.
Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh giá tiêu trong nước ngày 10/7 tiếp tục giữ vững ở mức cao 140.000 – 142.000 đồng/kg, thị trường quốc tế lại chứng kiến những chuyển động đáng chú ý từ Campuchia khi quốc gia này ghi nhận giá tiêu tăng vọt nhờ nhu cầu xuất khẩu phục hồi. Bài viết phân tích toàn cảnh thị trường hồ tiêu hiện nay và triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Trong khi giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn London và New York đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 10/7 do áp lực nguồn cung toàn cầu gia tăng, thị trường trong nước lại ghi nhận mức tăng nhẹ. Diễn biến trái chiều này phản ánh những đặc thù riêng của thị trường Việt Nam, nơi xuất khẩu vẫn đang lập kỷ lục bất chấp giá quốc tế suy yếu.
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê hôm nay (8/7) đồng loạt lao dốc trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, giảm gần 4% do áp lực nguồn cung tăng cao từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil và Indonesia. Tại thị trường nội địa, giá cà phê được dự báo sẽ giảm sâu trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân và hoạt động xuất khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động