Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Những ngày gần đây, giá vàng SJC đã chạm mốc 81 triệu đồng/lượng, đổ xô các đỉnh cũ. Tuy nhiên, giá vàng SJC nhanh chóng quay đầu giảm nhẹ.Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn chậm sửa Nghị định 24.
Giá vàng hôm nay 5/3/2024: Vàng trong nước, thế giới đồng loạt tăng dữ dội Chuyên gia hiến kế tháo “nút thắt” để thị trường vàng phát triển bền vững Giá vàng hôm nay 6/3/2024: Vàng trong nước hướng trở lại ngưỡng 81 triệu đồng/lượng
Chuyên gia dự đoán, giá vàng sẽ tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước..
Chuyên gia dự đoán, giá vàng sẽ tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước.

Khảo sát ngày 5/3, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt giá vàng nhẫn tròn trơn xác lập đỉnh mới. Cụ thể, tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn tròn trơn 24k được niêm yết ở mức 67,38-68,58 triệu đồng/lượng. Mức giá này tăng 600 nghìn đồng/lượng so với hôm trước. Đây cũng là mức giá cao nhất của loại vàng này từ trước đến nay.

Giá vàng SJC cũng tăng mạnh và lên sát mốc 81 triệu đồng/lượng, tương đương với mức đỉnh vừa lập được cuối tuần trước.

Trước đó 2 ngày, tức ngày 3/3, giá vàng nhẫn cũng từng thiết lập kỷ lục mới. Theo đó, giá vàng nhẫn tròn trơn tiến sát mốc 68 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, ngày 2/3, giá vàng SJC đã chạm mốc 81 triệu đồng/lượng, đổ xô các đỉnh cũ. Tuy nhiên, giá vàng SJC nhanh chóng quay đầu giảm nhẹ.

Liên quan đến giá vàng tăng không ngừng, bà Lê Thị Hương Trà, Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng phân tích, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 18 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng cao hơn vàng thế giới khoảng 5 triệu đồng mỗi lượng. Đây là mức chênh cao nhất đối với vàng nhẫn và gần kỷ lục đối với vàng miếng SJC. “Tôi cho rằng, nguyên nhân khiến giá vàng tăng mạnh trong những ngày gần đây trước hết là đồng USD liên tục tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác. Cùng với đó, giá vàng trong nước bám theo chuyển động của giá vàng thế giới, trong khi giá vàng thế giới trên thực tế chưa có dấu hiệu đi xuống, thậm chí còn lên sát mức kỷ lục trong lịch sử”, bà Trà nói.

Theo bà Trà, xung đột quân sự ở một số nơi có thể lan rộng nên cả thế giới đang khiến nhiều người tìm đến vàng để tích trữ và tìm tới USD để đảm bảo thanh khoản cao. Do đó, các Ngân hàng Trung ương liên tục mua vàng vào để tăng dự trữ. Ngoài ra, thực tế hiện nay, sức cầu đối với vàng tại thị trường trong nước luôn có nhu cầu tăng. Chính vì thế, giá vàng vẫn nằm trong xu thế đi lên, đồng thời chênh lệch giá mua - bán được kéo rộng gây rủi ro cho nhà đầu tư.

Để hạ nhiệt thị trường vàng, ông Nguyễn Thế Hùng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước phải sửa gấp Nghị định 24 cho phép nhập khẩu vàng. Nếu tăng nguồn cung, đủ đáp ứng nhu cầu thị trường thì giá vàng SJC có thể sẽ giảm cả chục triệu đồng, xuống mức 70 triệu đồng/lượng.

Từ khi Nghị định 24 về Quản lý thị trường vàng ra đời, với việc đưa SJC trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia thì hơn 10 năm qua, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu cũng như dập thêm vàng miếng mới ra thị trường. Do đó, ngay cả khi cầu không quá lớn, mà cung không tăng, đã khiến giá vàng miếng SJC cao hơn đáng kể giá vàng trên thị trường thế giới. Bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC có thể được coi là giải pháp trước mắt.

PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhận định: "Về giải pháp ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể cho phép nhập khẩu vàng, hoặc là Ngân hàng Nhà nước nhập khẩu vàng để sản xuất thêm lượng vàng SJC. Việc này sẽ làm tăng nguồn cung vàng SJC và giá có thể giảm xuống. Thứ 2 để tránh mất lượng ngoại hối như vậy thì Ngân hàng Nhà nước có thể thu mua vàng thông qua các đơn vị kinh doanh vàng ở trong nước, sẽ hạn chế việc chúng ta nhập khẩu vàng, và đáp ứng được nguồn cung".

Còn về lâu dài, các chuyên gia đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng trở lại, để đáp ứng nhu cầu sản xuất vàng trong nước. Không chỉ vàng miếng, mà cả vàng nhẫn, vàng trang sức... Và để giải bài toán nguồn cung vàng miếng, thì cho phép sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thương hiệu vàng khác nhau. Nhằm đa dạng nguồn cung, tạo sự cạnh tranh trên thị trường.

"Nên cho phép một số tổ chức lớn, cụ thể các ngân hàng, họ có thể cung cấp những sản phẩm vàng thương hiệu như trước đây. Và tất nhiên có 1 sự quản lý về số lượng hàng năm cho hợp lý, góp phần giải tỏa cung cầu. Và chắc chắn tôi tin rằng giá vàng thương hiệu sẽ giảm, không còn chênh lệch như hiện nay nữa", ông Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế nhận định.

Người dân xếp hàng mua vàng.
Người dân xếp hàng mua vàng.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu lại phân tích, bỏ tiền vào ngân hàng lúc này lãi suất càng ngày càng xuống thấp; còn chứng khoán nhiều người không quen đầu tư; trong khi đó, bất động sản hiện không có tính thanh khoản cao.

Do vậy, chỉ còn vàng là kênh đầu tư mà nhiều người thấy đang trong xu hướng tăng, nếu đầu tư trong thời gian dài, độ an toàn cao. Vàng là kênh đầu tư hấp dẫn nên giữ được giá cao.

Ông Hiếu cho rằng, trước khi Nghị định 24 về quản lý thị trường thay đổi, giá vàng sẽ tiếp tục tăng.

“Giá vàng trong xu hướng đi lên, với khoảng 40% xác suất lên được mức 85 triệu đồng/lượng”, ông Hiếu dự đoán nhưng cũng lưu ý, rất khó để đoán định được mức tăng tại thời điểm này vì giá vàng đang biến động dữ dội.

Trong khi đó, chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho rằng: “Từ nay đến cuối năm, giá vàng thế giới chắc chắn vẫn tăng, khoảng gần 200 USD nữa. Do đó, giá vàng nhẫn trên dưới 70 triệu đồng/lượng là bình thường. Còn giá vàng SJC, nếu không có biện pháp nào từ NHNN, mức giá có thể tăng lên mức 85 triệu đồng/lượng, thậm chí 87 triệu đồng/lượng”.

Giá vàng hôm nay 2/3/2024: Vàng trong nước tăng sốc Giá vàng hôm nay 2/3/2024: Vàng trong nước tăng sốc
Giá vàng hôm nay 3/3/2024: Vàng trong nước tăng mạnh Giá vàng hôm nay 3/3/2024: Vàng trong nước tăng mạnh
Giá vàng tăng kỷ lục, nhà đầu tư có nên bán chốt lời? Giá vàng tăng kỷ lục, nhà đầu tư có nên bán chốt lời?
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam cao kỷ lục

Xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam cao kỷ lục

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay – 1,1 tỷ USD. Thành quả này phản ánh nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường Việt Nam đối với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời củng cố vai trò của Việt Nam như một thị trường trọng điểm của ngành nông sản Mỹ tại châu Á.
Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Việc Canada thay đổi chính sách thương mại đối với ngành sắt thép – thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) và áp thuế bổ sung cao (lên tới 50–75%) – có tác động đa chiều đến xuất khẩu sắt thép của Việt Nam, bao gồm cả thách thức tức thời và cơ hội chiến lược dài hạn.
Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Các hiệp hội ngành chăn nuôi vừa kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn thống nhất về thuế VAT với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi truyền thống. Hiện nay, sự không đồng nhất trong cách hiểu và áp dụng tại các địa phương đang gây thiệt hại lớn về chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong nước.
Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, trong đó đề xuất mức thuế 20% đối với phần lãi từ chuyển nhượng bất động sản. Trong khi kỳ vọng chính sách sẽ giúp kìm hãm đà tăng giá nhà, nhiều ý kiến lo ngại người mua thực sẽ là bên gánh chịu chi phí cuối cùng, còn thị trường khó có khả năng giảm nhiệt nếu không xử lý tận gốc tình trạng đầu cơ, bỏ hoang bất động sản.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội lớn để hàng Việt vươn ra thị trường quốc tế, từ việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đến nâng cao năng lực cạnh tranh. Với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2025 sắp tới, doanh nghiệp Việt được kỳ vọng sẽ tận dụng “bệ phóng số” để tăng trưởng xuất khẩu bền vững.
Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp đang sôi động trở lại với chỉ số IIP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,2% - mức cao nhất kể từ 2020. Các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thép, điện tử… ghi nhận mức tăng trưởng tích cực khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu hồi phục. Doanh nghiệp tranh thủ tăng tốc sản xuất để đón sóng đơn hàng cuối năm, trong khi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đang tiếp thêm dư địa tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp.
Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Nguồn cung dồi dào trên toàn cầu khiến giá gạo thế giới tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 6/2025, kéo theo mặt bằng giá tại Việt Nam cũng biến động trái chiều. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tăng trưởng về lượng nhưng kim ngạch lại sụt giảm mạnh do giá xuất khẩu lao dốc.
Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Trong bối cảnh cả nước từng bước hướng tới giao thông xanh và phát triển bền vững, thị trường xe máy Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, với hơn 1,28 triệu xe được tiêu thụ – trung bình gần 5 xe mỗi phút.
Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Giữa đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, sản lượng và công suất tiêu thụ điện toàn quốc liên tục phá kỷ lục trong tháng 6 và 7/2025. Trước áp lực lớn lên hệ thống điện quốc gia, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) khuyến cáo người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, chủ động điều chỉnh phụ tải để bảo đảm an toàn, ổn định vận hành hệ thống, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm nắng nóng và mưa bão.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động