Giá tiêu tiếp tục giảm khi nguồn cung được bổ sung
Giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai Giá tiêu đồng loạt giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg Giá hồ tiêu phục hồi sau giai đoạn trầm lắng do chính sách thuế của Mỹ |
![]() |
Giá tiêu giảm nhẹ trở lại từ 500 đến 1.000 đồng/kg so với hôm qua. |
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 155.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua hiện ở mức 154.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 155.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 154.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai giảm 500 đồng/kg so với hôm qua ở mức 154.500 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 154.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.056 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 9.600 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.641 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 12.100 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.900 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.800 USD/tấn.
Nửa đầu tháng 4/2025, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt hơn 10.000 tấn
![]() |
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam. |
Trong nửa đầu tháng 4/2025, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt hơn 10.000 tấn, thu về 72 triệu USD. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng chỉ trong vòng hai tuần và được cho là nhờ loạt hợp đồng xuất khẩu giá cao mà doanh nghiệp Việt ký kết trong thời gian gần đây, từ đó kéo giá tiêu trong nước lên mức mới.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), ba doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu là Olam với 1.467 tấn, Phúc Sinh đạt 1.177 tấn và Nedspice xuất khẩu 750 tấn. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 1.846 tấn hồ tiêu, trị giá hơn 12,2 triệu USD. Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu đến từ Brazil và Campuchia, chiếm hơn 80% tổng lượng. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn gồm Olam, Phúc Thịnh và Trân Châu.
Giá tiêu trong nước đang tăng rõ rệt nhờ nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Ngoài các thị trường truyền thống, xuất khẩu tiêu Việt Nam còn đang mở rộng sang các khu vực mới như Trung Đông và châu Phi. Điều này không chỉ giúp đa dạng hóa đầu ra mà còn tạo áp lực lên nguồn cung, thúc đẩy giá tiêu tăng thêm.
Tính đến hết quý I năm 2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, lượng tiêu xuất sang thị trường này chỉ đạt 10.278 tấn, giảm mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số thị trường khác cũng ghi nhận mức giảm, như Ấn Độ với 3.370 tấn (giảm 11,2%) và Đức với 3.358 tấn (giảm 9,3%). Trong khi đó, xuất khẩu sang UAE tăng 15,2%, đạt 2.757 tấn.
Trung Quốc là điểm sáng với sản lượng nhập khẩu đạt 2.034 tấn, tăng gần 88% so với cùng kỳ. Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định đây là dấu hiệu cho thấy kho dự trữ tiêu tại Trung Quốc đã xuống thấp. Tuy vậy, việc xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn gặp khó khăn do chính sách siết chặt đường biên mậu. Nếu chuyển sang hình thức vận chuyển bằng đường biển thì chi phí sẽ tăng cao, trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc chưa sẵn sàng chấp nhận mức chi phí đó.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá heo hơi tiếp tục tăng, cao nhất 76.000 đồng/kg

Điều gì xảy ra với giá cà phê khi Mỹ áp thuế đối ứng?

Giá heo hơi biến động trái chiều trong sáng đầu tuần

Nỗi lo nguồn cung đang hỗ trợ giá cà phê tăng mạnh

Điều kiện để xuất khẩu cám gạo, cám gạo chiết ly sang thị trường Trung Quốc?

Giá vàng giảm sốc sau “chỉ đạo nóng”

VinFast ưu đãi loạt xe máy điện từ giữa tháng 4

Loại kẹo Việt Nam chi triệu USD để nhập có vị ra sao?

Giá heo hơi tăng ở miền Nam, giảm nhẹ tại miền Bắc
