Giá dầu thô tăng hơn 8% trong tuần
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 9/1 với xu hướng tăng sau tuần lao dốc mạnh nhờ đồng USD suy yếu và triển vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu được cải thiện khi kinh tế toàn cầu được dự báo đã thoát nguy cơ suy thoái.
Cụ thể, JP Morgan vừa phát đi báo cáo Triển vọng thị trường năm 2023, trong đó có nhận định về việc kinh tế toàn cầu không có nguy cơ suy thoái nhờ lạm phát giảm mạnh sẽ hỗ trợ tăng trưởng. JP Morgan cũng dự báo giá dầu Brent đạt mức trung bình 90 USD/thùng trong năm 2023.
Giá dầu thô tăng hơn 8% trong tuần |
Đà tăng của giá dầu chỉ bị chặn lại trong phiên 11/1 khi thị trường dấy lên lo ngại về việc Fed sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất trong năm 2023 trong thực hiện chính sách tiền tệ và nhiệm vụ ưu tiên chính của Fed, bất chấp tác động tiêu cực của nó đối với các đợt tăng lãi suất.
Thông điệp trên của Fed đã dấy lên lo ngại cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện thêm các đợt tăng lãi suất để hướng mực tiêu hạ nhiệt lạm phát. Điều này đồng nghĩa với áp lực chi phí đối với các hoạt động kinh tế sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, lo ngại này nhanh chóng bị lấn át bởi kỳ vọng kinh tế toàn cầu đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, sẵn sàng bước vào giai đoạn phục hồi, tăng trưởng mạnh khi Trung Quốc mở trở lại nền kinh tế.
Giá dầu cũng được hỗ trợ mạnh bởi niềm tin của giới đầu tư vào khả năng lạm phát Mỹ hạ nhiệt, tạo cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ở diễn biến khác, thị trường dầu thô cũng dấy lên nhiều lo ngại về khả năng tác động từ các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là áp trần với giá dầu thô Nga sẽ lớn hơn các dự báo.
Đà tăng của giá dầu cũng bị hạn chế bởi lo ngại các quả “bom nợ” có thể đè nặng lên bức tranh tài chính, kinh tế toàn cầu.
Động lực tăng giá của giá dầu tiếp tục gia tăng khi các dữ liệu kinh tế làm tăng kỳ vọng Fed giảm tốc tăng lãi suất.
Theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động nước này công bố, lạm phát Mỹ tháng 12/2022 được ghi nhận đúng như dự báo được đưa ra trước đó, và giảm mạnh so với tháng 11/2022. Đây được nhận định là cơ sở để Fed giảm tốc lãi suất. Cụ thể, theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 12/2022 của nước này là 6,5%, giảm đáng kể so với mức tăng 7% của tháng 11/2022.
Giới phân tích cũng cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế toàn cầu đã qua và giờ là giai đoạn tăng trưởng mới. Quá trình này sẽ được thúc đẩy mạnh hơn, nhanh hơn khi nhiều khả năng các ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc lại lộ trình lãi suất.
Giá dầu cũng được thúc đẩy khi thị trường dầu thô đang xuất hiện nhiều dự báo về việc OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng một lần nữa vào cuộc họp chính sách vào tháng 2 nhằm nâng giá dầu.
Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 80,07 USD/thùng, tăng 1,68 USD trong phiên. Trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 85,37 USD/thùng, tăng 1,34 USD trong phiên.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 11/1, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/1.
Cụ thể, Liên Bộ quyết định giữ nguyên giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95. Mức giá bán lẻ với xăng E5 RON 92 tiếp tục là 21.350 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.150 đồng/lít. Trong khi đó, giá các loại dầu giảm mạnh, trong đó giá dầu diesel giảm 520 đồng/lít, còn 21.630 đồng/lít và đã thấp hơn giá xăng trong nước. Dầu hỏa giảm 960 đồng/lít còn 21.800 đồng/lít; dầu mazut giảm 380 đồng/kg còn 13.740 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, Liên Bộ không trích lập quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 và xăng RON 95nhưng trích quỹ với dầu diesel 605 đồng/lít, dầu hỏa 650 đồng/lít và dầu mazut 300 đồng/kg.
Giá dầu thô ghi nhận tuần thứ 3 tăng vọt |
Giá dầu thô quay đầu tăng mạnh |
Giá dầu thô quay đầu tăng nhẹ |
Giá dầu thô tăng vọt |
Giá dầu thô quay đầu tăng mạnh |