Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng

Sáng mai 14/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục đấu thầu vàng miếng với giá cọc được nâng lên 88 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia hiến kế “ghìm cương” giá vàng Chuyên gia: Vàng miếng SJC có khả năng giảm về mức 84 - 85 triệu đồng/lượng Giá vàng tiếp tục “nhảy múa điên loạn”
Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng
Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 lên 88 triệu đồng/lượng.

NHNN vừa thông báo sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC vào 9 giờ 30 ngày mai 14/5. Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ 6 trong năm nay. Khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu vẫn là 16.800 lượng. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng.

Trong phiên đấu thầu ngày mai, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu tối thiểu còn 5 lô (tương đương 500 lượng vàng), giảm 2 lô so với gọi thầu lần 5 và giảm 9 lô so với các phiên trước. Khối lượng đấu thầu tối đa 40 lô (tương đương 4.000 lượng).

Trước đó, NHNN mới chỉ tổ chức thành công 2 phiên đấu thầu. Một số phiên khác dự kiến tổ chức đã không thực hiện được do không đủ số thành viên đăng ký và đặt cọc hoặc có phiên chỉ có một thành viên nộp phiếu dự thầu.

2 phiên đấu thành công mới cung được 6.800 lượng vàng ra thị trường. Tuy nhiên, cứ sau mỗi phiên đấu thầu giá vàng miếng SJC lại tăng vọt.

Với mức giá cọc gọi thầu ngày mai chỉ thấp hơn so với giá bán ra thị trường khoảng 2 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, vào lúc 14h30, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 87,5 - 90 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Với mức giá trên, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu đấu thầu vàng để thị trường bình ổn giá sẽ không thực hiện được.

Các chuyên gia nói gì?

Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng
TS. Lê Xuân Nghĩa.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, mức giá đấu thầu hiện nay cũng quá cao, không thể đạt được mục đích kéo giảm chênh lệch giá vàng. Với giá vàng đấu thầu cao như hiện nay, doanh nghiệp mua vàng đấu thầu sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu giá vàng quay đầu giảm.

Chưa kể, việc các phiên đấu thầu vàng liên tiếp phải hủy hoặc trúng thầu với tỷ lệ thấp khiến tâm lý thị trường bị ảnh hưởng, khiến chênh lệch giá vàng càng tăng mạnh.

“Đấu thầu không phải là biện pháp để tăng nguồn cung. Quan trọng nhất tăng nguồn cung là cho phép ngân hàng thương mại, doanh nghiệp vàng được xuất nhập khẩu vàng, nhà nước chỉ nên kiểm soát bằng thuế. Nếu cho phép nhập khẩu vàng, ngay lập tức trong vòng 1 tuần giá vàng trong nước và thế giới sẽ liên thông. Nhập khẩu vàng từ Singpore, Hong Kong, Thái Lan… về Việt Nam rất nhanh”, TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định.

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cũng cho rằng, đấu thầu vàng không cẩn thận sẽ gây ra tác dụng ngược.

Giá tham chiếu trong các phiên đấu thầu mà NHNN đưa ra cũng cao hơn giá vàng trên thị trường, nên kết quả trúng thầu thấp, lượng vàng đưa ra thị trường ít, khó đáp ứng được nguồn cung. Từ đó, tạo tâm lý thị trường càng kỳ vọng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, khiến nhiều người chưa mua được vàng đứng ngồi không yên. Không loại trừ việc một số người đã rút tiền mua vàng, song để mua được lượng vàng miếng SJC lớn trong bối cảnh hiện nay cũng không dễ. Bởi cung vàng SJC trên thị trường khan hiếm, ít người bán, nên doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng không còn nhiều hàng để đáp ứng hết cầu vàng miếng SJC của khách hàng.

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, khẳng định: Vấn đề quan trọng lúc này cần sửa đổi NĐ 24 để quản lý thị trường vàng tốt hơn.

"Cần bỏ nhà nước độc quyền sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng thay vào đó cho phép một số doanh nghiệp đủ điều kiện có thể nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Thứ hai, bỏ độc quyền thương hiệu vàng SJC, bởi chính vì 2 câu chuyện độc quyền trên đã làm hạn chế nguồn cung thời gian qua, gây mất cân đối cung cầu. Vì độc quyền thương hiệu SJC khiến chênh lệch giữa giá vàng SJC - thương hiệu quốc gia, với các thương hiệu khác cách biệt rất lớn, giá vàng SJC cũng cao hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới. Trong khi các thương hiệu khác, cùng là vàng chất lượng 24K chỉ cao hơn thế giới 1 - 2 triệu đồng", ông Lực nói.

Những đề xuất của ông Lực, cũng là đề xuất của nhiều chuyên gia và NHNN trong một số cuộc thảo luận liên quan cũng đồng tình. Nhưng thay vì nhanh chóng sửa NĐ 24 như yêu cầu của Chính phủ, NHNN lại quay sang đấu thầu vàng và kết quả thực tế thì thị trường đang rối ren như hiện nay.

Ngày 10/5, Văn phòng Chính phủ có thông báo của Bí thư T.Ư Đảng - Phó thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ NHNN theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đã triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng. Tuy nhiên, tình hình chưa có nhiều chuyển biến, giá vàng miếng trong nước tiếp tục tăng, tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới chưa được khắc phục. Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng của NHNN trong thời gian qua và diễn biến thị trường trong nước, quốc tế. Khắc phục ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh và báo cáo Thủ tướng kết quả trong tháng 5.

Giá vàng SJC lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng Giá vàng SJC lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng
Sau chỉ đạo nóng, giá vàng miếng SJC bốc hơi hơn 1 triệu đồng/lượng Sau chỉ đạo nóng, giá vàng miếng SJC bốc hơi hơn 1 triệu đồng/lượng
Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sáng nay, 20/11, tiếp tục tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới. Xu hướng tăng đã trở lại với mặt hàng kim loại quý.
Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng nhẹ ở Đắk Lắk, giữ ổn định tại các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về kinh doanh cà phê.
Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Thị trường cà phê trong nước đầu giờ sáng nay giảm nhẹ, giao dịch trong khoảng 113.300 - 113.800 đồng/kg. Sau khi tăng liên tục vào tuần trước thì trong tuần này, giá cà phê lại đồng loạt giảm, vì sao lại có diễn biến như vậy?
Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Hiện Việt Nam "một mình một chợ" về sầu riêng nên được giá, sầu Thái hàng loại A thu mua tại vựa đã vọt lên 190.000-200.000 đồng/kg.
Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng quốc tế quay đầu tăng dựng đứng do xung đột Nga-Ukraine leo thang và giá USD ngừng tăng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh cả triệu đồng/lượng.
Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Thị trường tiêu chưa xuất hiện yếu tố mới hỗ trợ giá đi lên

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 138.500 - 140.000 đồng/kg.
Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Giá cà phê quay đầu giảm ngay phiên đầu tuần, vì sao?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (19/11) giảm so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.600 - 113.200 đồng/kg.
Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Thị trường tiêu lặng sóng ngày đầu tuần, dự báo đà tăng vẫn còn

Giá tiêu đầu giờ sáng nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu nội địa gần như đi ngang, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD. Điểm tích cực là xu hướng đang đi lên.
Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Chuyên gia dự đoán tuần tới giá cà phê tăng hay giảm?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay (18/11) giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 112.800 - 113.400 đồng/kg. Các thương nhân dự đoán giá cà phê trên thế giới, trong nước tiếp tục giữ ở mức cao và tăng nhẹ trong tuần này.
Giá tiêu vọt tăng, lấy lại mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu vọt tăng, lấy lại mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần, giá tiêu nội địa gần như giữ ổn định, điều chỉnh lên xuống theo diễn biến đồng USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động