Giá cao su hôm nay 24/9/2022: Tăng giảm trái chiều tại thị trường Châu Á

Giá cao su hôm nay 24/9/2022, ghi nhận tăng giảm trái chiều tại thị trường Châu Á. Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản tăng được hỗ trợ do đồng yên giảm so với đồng USD.
Giá cao su hôm nay 21/9/2022: Tăng nhẹ trên sàn Thượng Hải Giá cao su hôm nay 22/9/2022: Đồng loạt tăng mạnh tại các sàn châu Á Giá cao su hôm nay 23/9/2022: Trái chiều tại thị trường châu Á

Giá cao su thế giới

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/9/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, ghi nhận mức 229 JPY/kg, tăng mạnh 1,2 yên, tương đương 0,53%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 90, ghi nhận mức 11.875 CNY/tấn, tương đương 0,75%.

Giá cao su hôm nay 24/9/2022: Tăng giảm trái chiều tại thị trường Châu Á
Giá cao su hôm nay 24/9/2022: Tăng giảm trái chiều tại thị trường Châu Á

Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản tăng được hỗ trợ do đồng yên giảm so với đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cam kết giữ thái độ “diều hâu” tới năm 2023 để kiềm chế lạm phát.

Đồng USD Mỹ được báo giá khoảng 145,72 yên, chạm mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 1998 và tăng hơn 1%. Đồng yên yếu hơn làm cho tài sản bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.

Giá cao su tại Trung Quốc phục hồi sau khi chính phủ nước này tái khẳng định cam kết ổn định nền kinh tế thông qua hỗ trợ chính sách theo từng giai đoạn.

Trung Quốc tiếp tục đưa ra các chính sách theo từng giai đoạn để ổn định kinh tế, tập trung vào sự phục hồi tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư, đồng thời khẳng định thực hiện các chính sách này càng sớm càng tốt.

Hợp đồng cao su giao tháng 11 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,4% xuống 134,0 US cent/kg.

Xuất khẩu cao su của Malaysia biến động mạnh

Tháng 7/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 38 nghìn tấn, tăng 21,2% so với tháng 6/2022, nhưng giảm 21,8% so với tháng 7/2021.

Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 7/2022 đạt 53,77 nghìn tấn, giảm 8,4% so với tháng 6/2022, nhưng tăng 10,5% so với tháng 7/2021.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 48,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này.

Tiếp đến là Đức chiếm 6,4%; Mỹ chiếm 4,2%; Phần Lan chiếm 3,8% và Pakistan chiếm 3%. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Malaysia xuất khẩu được 366,12 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 7/2022, Malaysia nhập khẩu 68,91 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 22,8% so với tháng 6/2022 và giảm 22,6% so với tháng 7/2021.

Tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 7/2022 đạt 35,13 nghìn tấn, giảm 3,3% so với tháng 6/2022, nhưng tăng 33,7% so với tháng 7/2021.

Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 7/2022 đạt 224,59 nghìn tấn, giảm 20,1% so với tháng 6/2022 và giảm 20% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Trong khi giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn London và New York đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch sáng 10/7 do áp lực nguồn cung toàn cầu gia tăng, thị trường trong nước lại ghi nhận mức tăng nhẹ. Diễn biến trái chiều này phản ánh những đặc thù riêng của thị trường Việt Nam, nơi xuất khẩu vẫn đang lập kỷ lục bất chấp giá quốc tế suy yếu.
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê hôm nay (8/7) đồng loạt lao dốc trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, giảm gần 4% do áp lực nguồn cung tăng cao từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil và Indonesia. Tại thị trường nội địa, giá cà phê được dự báo sẽ giảm sâu trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân và hoạt động xuất khẩu.
Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động