FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng tháng 13 liên tiếp

Giá lương thực toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong một thập niên, làm trầm trọng thêm những thách thức đối với các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, khi họ vẫn đang phải "vật lộn" với những tác động từ đại dịch COVID-19.
FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng mạnh FAO: Sản lượng lúa mì toàn cầu có thể tăng và đạt mức kỷ lục FAO: Dự báo sản lượng ngũ cốc vẫn đạt mức cao nhất mọi thời đại

Theo FAO, giá lương thực trong tháng 5/2021 cao hơn gần 40% so với một năm trước đó, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2011. Tính trên cơ sở 12 tháng, giá ngô đã tăng 88%, giá đậu tương tăng 73%, trong khi giá ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa tăng 38%, giá đường tăng 34% và giá thịt tăng 10%.

Giá lương thực tăng cao có thể nói là “thảm họa” đối với hàng triệu người trên toàn cầu- vốn đã và đang phải đối mặt với tình trạng tuyệt vọng do đại dịch Covid-19, khiến nạn đói gia tăng nhanh chóng ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

 Giá lương thực toàn cầu tăng tháng 13 liên tiếp
Giá lương thực toàn cầu tăng tháng 13 liên tiếp

FAO lo ngại rằng, giá cả tăng cao có thể làm gia tăng thêm những bất ổn xã hội ở các quốc gia vốn đang "sa lầy" vào tình trạng thiếu ổn định trong nước.

Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ (The UN World Food Program) cũng thông tin, hiện có 270 triệu người suy dinh dưỡng cấp tính hoặc đang trong tình trạng sức khỏe tồi tệ ở 79 quốc gia mà Chương trình đang hoạt động, gấp đôi con số này vào năm 2019. Các khu vực đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đói nghèo do giá lương thực tăng vọt bao gồm Đông Nam Á, Châu Phi và Trung Mỹ.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, có tới 124 triệu người rơi xuống dưới chuẩn nghèo quốc tế, sống dưới mức 1,90 đô-la/ngày, vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch. Dự kiến ​​sẽ có thêm 39 triệu người nữa vào năm 2021, nâng tổng số người sống trong tình trạng nghèo cùng cực trên thế giới lên 750 triệu người.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng chi phí lương thực- thực phẩm tăng phi mã do một loạt yếu tố kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu. Thêm vào đó, tác động của đại dịch Covid-19 đối với nguồn cung cấp lương thực- thực phẩm toàn cầu là không thể phủ nhận.

So sánh mức tăng hiện tại với mức tăng giá lương thực- thực phẩm 10 năm trước, đại diện Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ đánh giá: “Điều đặc biệt ở thời điểm này là giá cả tăng tỷ lệ nghịch với thu nhập của người dân. Sự kết hợp của hai yếu tố này, hàng hóa đắt đỏ và người tiêu dùng không có sức mua, là nguy cơ lớn nhất mà các Chính phủ cần đối mặt”.

Các yếu tố khác đứng sau xu hướng gia tăng giá lương thực bao gồm hạn hán ở Brazil, khiến giá ngô tăng, giá dầu phục hồi và sự bùng nổ chi phí vận chuyển đường biển.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng vụ mùa giai đoạn 2021-2022 sẽ đạt mức cao kỷ lục và đây cũng được đánh giá sẽ là vụ thu hoạch kỷ lục đối với đậu tương Brazil và ngô Mỹ. Nếu những điều này thành hiện thực, tình hình giá cả tăng sẽ dịu xuống.

Tuy vậy, điều kiện khí hậu có thể là một nhân tố khó đoán định. Ông Schmidhuber tin tưởng rằng, giá lương thực sẽ vẫn tương đối cao trong năm nay, đặc biệt là nếu giá dầu tăng do ngành nông nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng.

Trong khi đó, nhà kinh tế Abdolreza Abbassian của FAO, điều duy nhất chắc chắn là thị trường lương thực trong tương lai sẽ còn biến động nhiều hơn so với trước đây.

A.T

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Thời gian gần đây, báo chí phản ánh hoạt động xuất khẩu một số dược liệu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới

Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới

Giá cà phê trong nước tiếp tục đạt đỉnh giá, hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 111.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 111.400 đồng/kg.
Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Thời gian qua, giá chung cư tăng mạnh đang kéo theo các loại hình bất động sản khác như thổ cư, biệt thự, liền kề, đặc biệt là đất nền tăng cao.
Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Gần một tháng nay, quýt Úc có mặt ở hầu hết các quầy hàng trái cây với màu vàng rực rỡ, quả to được nhiều người chào hàng với nhiều mức giá, từ 30.000 đồng (hơi héo, rụng cuống) đến 45.000 - 50.000 đồng/kg (trái tươi mới, còn cuống lá).
Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

"Không thể chỉ dựa vào ngân hàng để đẩy nhà ở xã hội lên" bởi ngân hàng cũng là tổ chức kinh doanh, ưu tiên lợi nhuận. "Thiếu phân khúc cạnh tranh, chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở", đó là khẳng định của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tại Tọa đàm “Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi” do Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức sáng 12/4.
Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, chung cư tăng giá đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu. Ở Hà Nội, nguồn cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hiện tượng giá vẫn đi lên.
Giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, thương lái rơi vào thế khó

Giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, thương lái rơi vào thế khó

Nguồn cung sầu riêng hạn chế nhưng mấy ngày gần đây giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh khiến một số thương lái gặp khó khăn.
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, hàng loạt hệ thống kinh doanh “cháy hàng”

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, hàng loạt hệ thống kinh doanh “cháy hàng”

Giá vàng nhẫn có cú bứt phá lịch sử lên hơn 77 triệu đồng/lượng, ghi nhận tại các hệ thống kinh doanh vàng trong ngày 9/4 đã xảy ra tình trạng khan hàng.
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.
Giá sầu riêng tăng cao, thương lái vào tận vườn tìm mua

Giá sầu riêng tăng cao, thương lái vào tận vườn tìm mua

Ghi nhận tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, sầu riêng Ri 6 phục vụ xuất khẩu đang được thương lái thu mua với giá 120.000-130.000 đồng/kg; sầu riêng Thái từ 180.000-210.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động