Đồng USD lao dốc xuống mức thấp nhất trong ba năm qua
Cụ thể, đồng USD giảm 0,7% so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại chủ chốt. Chỉ số chứng khoán S&P 500 cũng giảm nhẹ sau khi khảo sát từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 5 yếu hơn dự báo, với chỉ số PMI chỉ đạt 48,5 – dưới ngưỡng 50, cho thấy ngành sản xuất đang suy giảm.
Gordon Shannon - quản lý quỹ tại TwentyFour Asset Management nhận định rằng: "Dữ liệu ISM cho thấy ảnh hưởng rõ nét của chính sách thuế lên tăng trưởng kinh tế Mỹ”.
Chiến lược gia ngoại hối Francesco Pesole từ ING cũng nhận định: “Khảo sát ISM càng khiến áp lực lên đà suy yếu vốn đã rõ rệt của đồng USD gia tăng”, trong bối cảnh nhu cầu đối với trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm sút và căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang.
![]() |
Đồng USD lao dốc xuống mức thấp nhất trong ba năm qua. (Ảnh minh họa) |
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm tăng 0,03 điểm phần trăm lên mức 4,97% trong phiên giao dịch đầu tiên sau khi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cố trấn an thị trường rằng “Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ”, dù các cảnh báo về tình hình tài chính công tiếp tục xuất hiện.
Các nhà phân tích tại Capital Economics nhận xét, hoạt động sản xuất suy giảm ở Mỹ là bằng chứng cho thấy, thuế quan tiếp tục gây sức ép đáng kể lên lĩnh vực này.
Cuối tuần trước, Jamie Dimon, CEO ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase cảnh báo, thị trường trái phiếu Mỹ có thể sụp đổ dưới gánh nặng nợ công ngày càng tăng của Washington.
“Những trở ngại đối với đồng đô la có thể xuất hiện dưới hình thức thị trường trái phiếu tiếp tục suy yếu, chiến tranh thương mại leo thang, dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ”, Skylar Montgomery Koning, nhà chiến lược tiền tệ của ngân hàng Barclays bình luận.
Khảo sát ISM đánh dấu tháng suy giảm thứ tư liên tiếp và yếu hơn so với tháng trước – một dấu hiệu mới cho thấy cuộc chiến thương mại khó lường của chính quyền ông Donald Trump đang gây tổn hại tới nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc những ngày gần đây tiếp tục đổ lỗi cho nhau về việc vi phạm thỏa thuận đình chiến thương mại.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng thời gian giao hàng đang kéo dài, với chỉ số đo lường thời gian giao hàng từ nhà cung cấp tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 – dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng đang ngày càng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện
