Doanh nghiệp Việt vừa sản xuất hàng Việt vừa "tự hào sử dụng hàng Việt"

Hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các các phương án linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm thuần Việt chất lượng, giá trị cao và trở thành lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng Việt.

Không những vậy, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tổng công ty còn biến thách thức thành cơ hội đã áp dụng phương thức dùng chéo sản phẩm để vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”của Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, nhờ có sự vào cuộc kịp thời của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các đảng ủy trực thuộc, các doanh nghiệp trong Khối đã chủ động lên các phương án linh hoạt trong công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, triển khai một số giải pháp nhằm gắn kết các đơn vị trong Khối, quảng bá sản phẩm dịch vụ để các đơn vị tích cực sử dụng chéo sản phẩm, dịch vụ của nhau.

Doanh nghiệp Việt vừa sản xuất hàng Việt vừa

Các doanh nghiệp không chỉ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa, đổi mới công tác quản lý mà còn nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng, phát triển hệ thống phân phối và giữ vững thị trường nội địa, đề cao trách nhiệm đối với khách hàng, người tiêu dùng.

Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước, hưởng ứng các chương trình ủng hộ, đưa hàng tiêu dùng về các vùng sâu, vùng xa… tham gia các giải thưởng có uy tín, chất lượng để tôn vinh và nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng cường công tác chống hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng cải tiến quy trình, quy định các dịch vụ truyền thống củng cố và phát triển hệ thống phân phối trong nước hiện có, nghiên cứ xây dựng những hệ thống, kênh bán hàng mới…; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc bảo hộ, đăng ký thương hiệu, triển khai các chương trình quản bá sản phảm và tôn vinh sản phẩm doanh nghiệp.

Với việc thực hiện chủ trương các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối “ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau” đã có nhiều hiệu quả, thiết thực, bảo đảm cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân.

Có thể kể đến như như: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, BIDV; Tổng công ty viễn thông Mobifone đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 đơn vị (Vietcombank Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; BIDV Nghệ An, Agribank Nga sơn, Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Thanh Hóa, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh, Bảo việt Nhân thọ Hà Tĩnh); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác toàn diện triển khai chi trả chính sách an sinh xã hội, thu tiền, chi tiền cho khách hàng.

Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã ký hợp đồng mua sắm dầu của Petrolimex và PVOil; các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã chủ động ký kết, tham gia vào các “Chuỗi giá trị” triển khai tại các lĩnh vực hoạt động: E&P, Lọc hóa dầu và phân phối sản phẩm, CN điện, CN khí và Dịch vụ với mục tiêu phát huy sức mạnh của tổ hợp các đơn vị thành viên Tập đoàn...

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện rà soát vật tư, phụ liệu, phụ tùng thiết bị và hàng hóa dịch vụ hiện đang sử dụng, xây dựng kế hoạch dùng hàng nội địa khi thực hiện mua sắm công và thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh doanh; chủ động nguồn vật tư, nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập ngoại; rà soát lại quy trình, quy chế chi tiêu, mua sắm nội bộ nhằm sửa đổi, bổ sung điều chỉnh để ưu tiên dùng hàng nội, đồng thời ưu tiên sử dụng sản phẩm của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương;

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành quy định mua sắm vật tư trong ngành, ưu tiên chế tạo các thiết bị có chất lượng cao và tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong chế biến, chế tạo (trong số 96 thiết bị được tổ chức đánh giá tỷ lệ nội địa hóa có 60 thiết bị có tỷ lệ nộ địa hóa trên 25%, 36 thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa thấp dưới 25%).

Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện việc tiêu dùng hàng Việt Nam trong mua sắm tài sản và trang thiết bị văn phòng phẩm đảm bảo tỷ lệ 80% sản phẩm là hàng sản xuất trong nước, trong quản lý tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, khi thực hiện thẩm định dự án, khuyến khích các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị sản xuất trong nước; Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện mua sắm, hàng hóa, trang thiết bị và sử dụng dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị đạt 95% tổng giá trị;

Trong năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã quán triệt việc ưu tiền sử dụng hàng hóa trong nước, đặc biệt trong công tác lập kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng (trừ một số thiết bị do yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ với dây chuyền sản xuất hiện tại cũng như các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao, chưa sản xuất được trong nước).

Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng phụ liệu nội địa để sử dụng trong việc sản xuất bao bì với tỷ lệ 20%. Tập đoàn Bảo Việt sử dụng 90% các trang thiết bị văn phòng là các thương hiệu nội địa; Tổng công ty Giấy Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa vật tư, nguyên liệu đầu vào đạt 60%.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phối hợp với các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất; liên kết các công ty săm lốp cao su của Tập đoàn với các nhà máy lắp ráp ô tô để cung ứng lốp ô tô chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm trong nước. 100% các đơn vị thành viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam đã đăng ký sử dụng hàng hóa nội địa khi triển khai thực hiện các dự án, công trình, nhà máy, mua sắm trang thiết bị văn phòng, nguyên vật liệu, hóa chất;

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đầu tư mua sắm, trang bị các sản phẩm như xe lồng lưới, băng tải, băng chuyền con lăn, xe kéo... đạt tỷ trọng trên 80% là hàng sản xuất trong nước. Khối sản xuất công nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam phát triển và hoàn thiện các sản phẩm công nghệ và giải pháp như Mesh trên ONT, nghiên cứu phát triển các phiên bản sản phẩm ứng dụng công nghệ mới XGSPON, WIFI6...

Tuấn Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động