Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ New Zealand, để không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào châu Âu nói chung.
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Sau gần 2 tháng gửi kiến nghị lên Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vẫn chưa nhận được phản hồi về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (H/C) của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand, dùng để chế biến xuất khẩu vào châu Âu.

Trước đó, theo phản ánh của Công ty TNHH Highland Dragon, công ty này có lô hàng thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu của New Zealand. Lô hàng không được Trung tâm vùng 4 (thuộc Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường-NAFIQPM) tiếp nhận thẩm định cấp H/C, do nội dung của giấy chứng nhận H/C trong hồ sơ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với mục XI-chương trình xuất khẩu thủy sản vào EU theo quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT.

Theo VASEP, trước thời điểm tháng 2/2024, khi Quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT chưa có hiệu lực, đã có rất nhiều lô hàng tương tự mà doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ New Zealand để chế biến xuất khẩu sang EU đã được cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, thẩm định, cấp H/C xuất khẩu sang EU.

Tuy nhiên, từ tháng 2/2024 đến nay khi Quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT có hiệu lực, các lô hàng tương tự này đã không được cấp chứng thư H/C xuất khẩu vào EU.

Trong khi đó, châu Âu và New Zealand đã có thỏa thuận song phương về các biện pháp vệ sinh áp dụng đối với trao đổi thương mại động vật sống và sản phẩm động vật. Vì vậy, các lô hàng thủy sản xuất khẩu từ New Zealand sang EU vẫn được diễn ra bình thường.

Từ vướng mắc trên, hiệp hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, rà soát và điều chỉnh phù hợp việc công nhận, thừa nhận lẫn nhau với các quốc gia đã có thỏa thuận với EU, trong đó đặc biệt là New Zealand, để phù hợp với các quy định hiện hành và thông lệ quốc tế, không gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát an toàn thực phẩm.

Đồng thời, xem xét cấp chứng thư H/C cho các lô hàng xuất khẩu EU có nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu, như trường hợp New Zealand, đang bị từ chối hoặc chờ bổ sung để kịp giao hàng cho khách hàng EU.

Theo VASEP, những vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU. Mặc dù trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã thu về 3,6 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, vào tháng 5 vừa qua, nhiều thị trường đã tăng trưởng 13-15% như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…còn xuất khẩu thủy sản vào EU chỉ phục hồi ở mức khiêm tốn là 5%.

Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục
Xuất khẩu tôm Xuất khẩu tôm "sôi động" tại thị trường EU
Xuất khẩu cá ngừ, cua ghẹ bứt phá mạnh mẽ Xuất khẩu cá ngừ, cua ghẹ bứt phá mạnh mẽ
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Vàng lặng sóng, đầu tư kênh nào dễ sinh lời?

Khi vàng lặng sóng và nguồn cung bị siết chặt, chứng khoán dù hấp dẫn nhưng không dễ "rót tiền", bất động sản vẫn khó khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi chọn kênh đầu tư.
“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

“Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo biểu lãi suất huy động tiền gửi mới áp dụng từ hôm nay (14/6). Trong đó, VPBank đồng loạt tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn gửi với biên độ tăng là 0,2 – 0,3%/năm.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của Cơ quan thẩm tra để báo cáo bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tăng sự thuyết phục của việc giảm thuế trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Thương mại điện tử không chỉ thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng mà còn mở ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở khắp các địa phương. Việc kết nối sản phẩm của các địa phương với các nền tảng trực tuyến không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh.
Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

Điều gì khiến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động?

13 ngân hàng tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MB, và Eximbank.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc thêm 6 tháng.
5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam mua lượng lớn điều thô của Campuchia

Việt Nam mua lượng lớn điều thô của Campuchia

Campuchia sản xuất được 716.000 tấn hạt điều thô từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Việt Nam là 667.000 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt

Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt

Xuất khẩu thanh long Việt sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Australia, Ấn Độ bất ngờ tăng vọt. Trong đó, xuất khẩu sang Đức và Anh tăng mạnh nhất gấp 2,3-2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?

Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?

Sau 23 tháng xuất siêu liên tục, Việt Nam đã nhập siêu trở lại vào tháng 5/2024 với 1 tỉ USD. Mặc dù, nhập siêu sẽ tăng thêm áp lực tỷ giá nhưng khi phân tích kỹ lưỡng từng số liệu, đây lại có thể là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động