Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước

Trước đây hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, trong khi các sản phẩm tương tự do doanh nghiệp nội địa sản xuất vẫn phải chịu loại thuế này. Tuy nhiên, từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng.
Algeria quy định những mặt hàng nhập khẩu phải đóng dấu “Halal” 2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô" Mỹ áp thuế mới lên hàng nhập khẩu: Thương mại toàn cầu sẽ ra sao? Từ 18/2, hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh không được miễn thuế
Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước
Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước. Ảnh minh hoạ

Từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu giá trị thấp, dưới 1 triệu đồng được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng. Đây là nội dung trong Quyết định số 01/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thay đổi chính sách được đưa ra trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh, làm tăng đáng kể số lượng hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh đạt 27,7 nghìn tỷ đồng. Nếu áp dụng mức thuế GTGT 10%, ngân sách Nhà nước có thể tăng thu khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Giá cả hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ tăng

Chị Quỳnh Trần (Bình Thạnh, TP.HCM), người có thâm niên bán hàng online gần tám năm cho biết, phần lớn hàng hóa mà chị bán đều có giá trị rất nhỏ, xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu nhập khẩu qua kênh TMĐT về Việt Nam.

Với chính sách thuế mới, trong thời gian tới giá của hàng nhập khẩu này sẽ tăng lên. Do vậy chị đang tính tới phương án khác là tìm thêm nguồn hàng trong nước.

Trao đổi với báo chí, ông Chu Xuân Thức, Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh của Metric, nhận định quy định mới sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chủ thể tham gia hệ sinh thái thương mại điện tử, bao gồm các sàn giao dịch, nhà bán hàng và người tiêu dùng.

Đáng chú ý, ông Thức dự báo giá cả hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử khả năng cao sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nguyên nhân là vì số lượng các nhà bán hàng nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài và các nhà bán hàng từ nước ngoài kinh doanh trực tiếp các sản phẩm giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam hiện chiếm trọng số không nhỏ.

Trong khi đó, quy định áp thuế có hiệu lực dẫn đến biên độ lợi nhuận của các sản phẩm dưới 1 triệu đồng sẽ giảm đi. Do đó, các nhà bán hàng buộc phải tăng giá để bù đắp lỗ hổng lợi nhuận.

"Việc tăng giá là không thể tránh khỏi. Chênh lệch giá trước và sau khi Quyết định 01/2025 có hiệu lực sẽ rất đáng kể", ông Thức nhấn mạnh.

Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử sẽ hưởng lợi đáng kể vì giá hàng hoá càng cao, phí thu từ các nhà bán hàng càng lớn.

Mặc dù vậy, không phải nhà bán hàng nào cũng sẽ tăng giá. Các sản phẩm bán chạy với số lượng lớn vẫn có thể giữ nguyên mức giá nhằm duy trì lưu lượng tiêu thụ.

Về giá hàng hoá sau khi đánh thuế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định: “Đối với doanh nghiệp trong nước, đây là một điều đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh. Và các doanh nghiệp trong nước có điều kiện chấn chỉnh lại và hạ thấp giá thành, từ đó cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu. Đối với người tiêu dùng, về cơ bản họ giữ nguyên hoặc có thể chịu thuế cao hơn. Vì trong thực tế, khi không đóng thuế nhập khẩu, không đóng thuế VAT, người bán vẫn bán theo giá bình thường mà họ vẫn bán trước đây. Cũng có thể có một số doanh nghiệp nước ngoài khi nhập và bán, họ có giảm trừ thuế, trong trường hợp như vậy, thuế có thể làm cho giá trị hàng hóa nhập khẩu cao hơn bình thường. Nhưng chỉ bảo đảm ở mức bình thường”.

Theo Metric, trong năm 2024, tổng doanh thu của 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki, Sendo) đạt 318,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hàng hóa giá trị dưới 1 triệu đồng chiếm hơn 80% tổng quy mô thị trường, và tỷ lệ này không ngừng gia tăng qua các năm. Rõ ràng, điều này cho thấy nếu Việt Nam còn không áp dụng quy định mới này, thất thu thuế sẽ là con số cực kỳ lớn.

Cơ hội cho hàng nội địa

Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, theo Nghị quyết số 78 của Thủ tướng Chính phủ năm 2010, chúng ta đã miễn thuế theo Công ước Kyoto năm 1973, để hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan, thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, theo số lượng của Tổng cục Hải quan từ ngày 1/1-6/2024, bình quân mỗi tháng chúng ta có khoảng 1,3-1,9 tỷ USD hàng hóa nhỏ xuyên biên giới không phải tính thuế.

Rõ ràng, với một số lượng hàng hóa lớn như vậy, bình quân một ngày khoảng 500 triệu USD hàng hóa qua biên giới không tính thuế. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đóng thuế bình thường và nó tạo ra một sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp kinh doanh trong nước với các hàng hóa nhập khẩu. Chính việc không đánh thuế đó đang làm cho các doanh nghiệp trong nước giảm khả năng cạnh tranh, thậm chí nhiều doanh nghiệp có nguy cơ lâm vào phá sản.

“Việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp nội địa có cơ hội rà soát lại hoạt động sản xuất, tối ưu hóa chi phí và hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu”, ông Thịnh cho biết.

Đồng quan điểm, ông Chu Xuân Thức cho biết với chính sách thu thuế mới, Việt Nam không chỉ bổ sung ngân sách nhờ một nguồn thu lớn trước đây chưa khai thác, mà còn tạo động lực khuyến khích sản phẩm nội địa.

Bên cạnh đó, việc áp thuế VAT trên hàng giá rẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nguy cơ hàng hoá giá rẻ kém chất lượng tràn vào thị trường.

Đại diện cơ quan quản lý, ông Hoàng Ninh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - nhận định: “Việc áp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa có giá trị dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh là một bước tiến trong việc đảm bảo công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong nước. Quy định mới sẽ góp phần thiết lập sân chơi bình đẳng hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững...”.

Không chỉ Việt Nam, xu hướng toàn cầu cũng đang thay đổi. Với nhiều quốc gia đã loại bỏ chính sách miễn thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu giá trị thấp.

Kể từ năm 2021, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã xóa bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với các lô hàng từ 22 Euro trở xuống.

Vương quốc Anh cũng bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu có tổng giá trị từ 135 bảng Anh trở xuống từ ngày 1/1/2021.

Australia cũng bỏ quy định về miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa có giá trị từ 666 USD trở xuống.

Tương tự, tại Singapore, từ ngày 1/1/2023 cũng bắt đầu bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa giá trị nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Để đảm bảo thực hành thương mại công bằng, từ ngày 1/5/2024, Thái Lan cũng thu thuế giá trị gia tăng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu, không phân biệt giá trị.

Có thể thấy việc bãi bỏ miễn thuế với hàng hóa giá trị thấp đang là xu hướng chung trên toàn cầu.

Na Uy kiểm tra các loại bao bì bằng gỗ trong các lô hàng nhập khẩu Na Uy kiểm tra các loại bao bì bằng gỗ trong các lô hàng nhập khẩu
Chính phủ thảo luận về dự thảo Nghị định kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu Chính phủ thảo luận về dự thảo Nghị định kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu VAT, bảo đảm cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và nội địa Đề xuất đưa phân bón vào diện chịu VAT, bảo đảm cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và nội địa
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động