Chính thức chuyển giao bắt buộc DongA Bank và GPBank từ 17/1
Nhiều ngân hàng báo lãi vượt tỷ đô Hai ngân hàng "yếu kém" lần lượt về tay ai? Chủ tịch CBBank trở lại đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc Vietcombank |
Lãnh đạo NHNN và đại diện các ngân hàng được chuyển giao DongA Bank, ngân hàng nhận chuyển giao HDBank tại Lễ Công bố - Ảnh: VGP |
Ngày 17/1, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TNHH Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank).
GPBank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng từ năm 2015. Còn DongA Bank thuộc diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.
Chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém là một trong những giải pháp nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do VPBank và HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ.
VPBank, HDBank là những ngân hàng thương mại cổ phần có đủ năng lực, kinh nghiệm và nền tảng vững chắc để tổ chức thực hiện thành công các phương án chuyển giao bắt buộc.
VBank đánh giá, với cơ chế được áp dụng theo các quy định của pháp luật, việc nhận chuyển giao bắt buộc cũng là cơ hội để VPBank, HDBank mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới, hiện đại.
Về quyền lợi của người gửi tiền sau chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, đại diện Ngân hàng Nhà nước trả lời mục tiêu của chuyển giao bắt buộc là nhằm giúp các ngân hàng yếu kém khắc phục khó khăn, đảm bảo an toàn, tuân thủ các quy định pháp luật.
Lãnh đạo NHNN và đại diện các ngân hàng được chuyển giao GPBank, ngân hàng nhận chuyển giao VPBank lại Lễ Công bố - Ảnh: VGP |
"Trước, trong và sau quá trình chuyển giao, tiền gửi của người gửi tiền hoàn toàn được đảm bảo", ông Nguyễn Đức Long - phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, khẳng định.
Còn về quyền lợi của ngân hàng nhận chuyển giao, cũng theo ông Long, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được biện pháp hỗ trợ theo quy định.
Trước đó, giữa tháng 10/2024, 2 ngân hàng thuộc nhóm kiểm soát đặc biệt là CBBank và OceanBank đã lần lượt được chuyển giao bắt buộc về 2 ngân hàng Vietcombank và MB.
Còn theo thông báo từ MB, từ tháng 12/2024, OceanBank đổi tên thành MBV và có chủ tịch, tổng giám đốc mới đều là nhân sự của MB.
Ngoài 4 ngân hàng kể trên, cuối tháng 10/2022, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Phía Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng các biện pháp nhằm duy trì hoạt động ổn định của SCB, bảo đảm an toàn tiền gửi của khách hàng, đồng thời xử lý các tồn tại, yếu kém và vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Nhà điều hành cũng đang xây dựng phương án tái cơ cấu tích cực để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Xử lý ngân hàng yếu kém diễn ra chậm do đòi hỏi yêu cầu rất cao, vừa phải đảm bảo an toàn hệ thống, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền nên quá trình, bước đi phải thận trọng. Việc xem xét lựa chọn ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc phải được đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo các ngân hàng này có đủ khả năng tiếp nhận, không ảnh hưởng đến sức khỏe của ngân hàng đó cũng như an toàn hệ thống”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho biết.
Điều gì thu hút Gen Z khi lựa chọn phương thức thanh toán? |
Cổ phiếu ACB "Đỏ" sau thông tin về Chủ tịch ngân hàng |
MSB bổ nhiệm các vị trí nhân sự cấp cao |