Cách nào ngăn giá hàng hóa tăng theo lương?

Từ 1/7, cải cách tiền lương có hiệu lực, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Bên cạnh việc háo hức chờ tăng lương, người dân cũng lo ngại tình trạng lương chưa tăng, giá cả hàng hóa tăng theo.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu? Lãnh đạo Bộ Tài chính: Tăng lương sẽ không tác động lớn tới thị trường Từ 1/7, tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2.340.000 đồng
bên cạnh việc háo hức chờ tăng lương, người dân cũng lo ngại tình trạng lương chưa tăng, giá cả hàng hóa tăng theo.
Bên cạnh việc háo hức chờ tăng lương, người dân cũng lo ngại tình trạng lương chưa tăng, giá cả hàng hóa tăng theo.

Lo ngại tình trạng "té nước theo mưa"

Việc cải cách tiền lương từ 1/7 nhằm đảm bảo đời sống người hưởng lương và gia đình của họ. Chỉ còn 10 ngày nữa đến thời hạn cải cách tiền lương, bên cạnh việc háo hức chờ tăng lương, người dân cũng lo ngại tình trạng lương chưa tăng, giá cả hàng hóa tăng theo.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - giám đốc Emonica Việt Nam lo ngại nếu không có giải pháp hợp lý thì việc tăng lương sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng. Thực tế việc tăng lương sẽ có tác động tới lạm phát không phải từ quy mô thực tế, mà vấn đề ở yếu tố kỳ vọng.

Quan sát từ những dịp điều chỉnh trước, ông Bình nhắc lại có xuất hiện hiện tượng "té nước theo mưa", "nước nổi bèo nổi", thậm chí lương chưa kịp tăng giá cả đã đẩy lên.

Cũng theo ông Bình, việc chọn tăng lương thời điểm từ 1-7 (giữa năm) cơ bản sẽ giảm áp lực tăng thêm so với quý cao điểm về giá cả như đầu năm hoặc cuối năm. Với những mặt hàng Nhà nước quản lý giá, có thể can thiệp bằng cách tạm dừng chưa tăng để giảm áp lực cộng hưởng lên lạm phát.

"Còn với những mặt hàng giá do thị trường quyết định, cần thiết những giải pháp về mặt truyền thông chính sách để giảm bớt kỳ vọng lạm phát, không thể tăng lương là tăng giá theo", ông Bình nói. Cụ thể, cần tuyên truyền, truyền thông để các doanh nghiệp và hộ kinh doanh hiểu rằng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, sức cầu yếu, việc tăng sẽ ảnh hưởng đến sức mua.

Cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm lực lượng vũ trang) được tăng lương. Bên cạnh đó, có gần 3,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ Quỹ bảo hiểm xã hội và 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách nhà nước.

Bên cạnh tăng lương hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ -TB&XH) đề xuất tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng mỗi tháng); tăng chuẩn trợ cấp xã hội 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng mỗi tháng).

“Hằng năm, mức lạm phát khiến giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu tăng, trong khi người hưởng lương hưu, trợ cấp chỉ có khoản duy nhất. Chúng tôi đề xuất mức tăng nhằm giúp đối tượng này bù đắp trượt giá hàng hóa, đảm bảo cuộc sống tối thiểu”, một cán bộ Bộ LĐ-TB&XH cho biết.

Chủ động kiểm soát giá

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi.

Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia cũng đề xuất cần có các biện pháp kiểm soát tránh tình trạng "té nước" theo lương.

Đại biểu Hoàng Anh Công - phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng việc tăng lương mang lại nhiều lợi ích cho người lao động nhưng Chính phủ, các cơ quan cũng cần có các giải pháp quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kiểm soát giá cả, giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, cần làm tốt công tác thanh tra kiểm tra quá trình niêm yết giá, trong đó kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tình trạng tăng giá bất hợp lý làm mất đi ý nghĩa việc tăng lương, gây ảnh hưởng đời sống người lao động. Nhất là phải kiểm tra kiểm soát, đặc biệt với các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống...

Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Tiến Lộc - ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết thông tin đề xuất tăng lương cơ sở từ 1-7 lên 2,34 triệu đồng là niềm vui với bất cứ người lao động nào. Tuy nhiên thực tế nhiều năm nay, trước mỗi đợt tăng lương lại có tình trạng hàng hóa "té nước" theo lương, khiến người lao động mừng ít, lo nhiều dù ai cũng mong muốn có thể sống được bằng chính đồng lương của mình.

Theo ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng” xảy ra nhiều lần. Điều này khiến việc tăng lương không giúp thực chất cho đối tượng hưởng lương. Bộ Tài chính đưa ra nhiều giải pháp chủ động để tăng lương nhưng không tăng giá hàng hoá.

“Các bộ, ngành chủ động điều hành nhịp nhàng giá phí, mặt hàng, dịch vụ Nhà nước quản lý như viện phí, học phí. Bên cạnh đó, chúng tôi thanh tra, kiểm tra thị trường theo quy định của Luật Giá 2023, kiểm tra hoạt động về kê khai giá, thực hiện kiểm tra về bán hàng hoá, chống đầu cơ, lũng đoạn, thao túng giá”, Thứ trưởng Chi nói.

Bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) chia sẻ, 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng là 4,03%. Theo bà Nhung, với vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, Bộ Tài chính đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường.

“Chúng tôi theo sát giá hàng hóa trên thị trường, cảnh báo nguy cơ tác động mặt bằng giá trong nước và có biện pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.

Chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường”, bà Nhung cho biết.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2023 Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2023
Đề xuất tăng tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn 75% trong dự thảo luật Đề xuất tăng tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn 75% trong dự thảo luật
Đề xuất tăng lương hưu thêm 8% từ ngày 1/7/2024 Đề xuất tăng lương hưu thêm 8% từ ngày 1/7/2024
Phạm Giang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Galaxy Z Flip FE sắp ra mắt giúp dòng điện thoại gập có giá "dễ thở" hơn

Galaxy Z Flip FE sắp ra mắt giúp dòng điện thoại gập có giá "dễ thở" hơn

Samsung sắp ra mắt Galaxy Z Flip FE, giúp trải nghiệm điện thoại gập trở nên phổ biến hơn. Đây là một tin siêu vui cho những tín đồ thích trải nghiệm công nghệ.
Vé tàu phục vụ dịp Tết 2025 vẫn còn ở tất cả các ngày

Vé tàu phục vụ dịp Tết 2025 vẫn còn ở tất cả các ngày

Mặc dù tổ chức bán vé Tết từ 6/10, sớm hơn 2 tuần so với năm ngoái nhưng hiện nay vẫn còn khoảng 16.000 vé tàu đi từ ga Sài Gòn, Dĩ An, Biên Hòa đến các ga từ Nha Trang đến Hà Nội.
Vì sao nông dân đua nhau hái cà phê tươi để bán?

Vì sao nông dân đua nhau hái cà phê tươi để bán?

Tháng 12 mới vào chính vụ nên mùa vụ cà phê trong nước còn dài, việc nông dân chọn bán tươi sớm chủ yếu do tâm lý sợ giá giảm khi vào chính vụ.
Chuyên gia dự báo giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Chuyên gia dự báo giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Giá vàng trong nước và quốc tế vừa có một tuần giảm mạnh chưa từng có, các chuyên gia trong ngành có dự báo kém lạc quan về giá vàng trong tuần tới.
Chuyên gia: Giá vàng giảm sâu chỉ xảy ra trong ngắn hạn, sắp tới sẽ tăng vượt đỉnh cũ

Chuyên gia: Giá vàng giảm sâu chỉ xảy ra trong ngắn hạn, sắp tới sẽ tăng vượt đỉnh cũ

Giá vàng ngày 7/11 "bốc hơi" tới 4,5 - 6 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, giá vàng giảm chỉ là tạm thời và đã được cảnh báo trước. Giá vàng sẽ tăng trở lại, thậm chí vượt đỉnh cũ.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng tăng 7,8%, sức mua dịp Tết sắp tới khó dự đoán

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng tăng 7,8%, sức mua dịp Tết sắp tới khó dự đoán

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2024 ước đạt 4.048,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023, đó là tín hiệu đáng mừng khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là vào cao điểm Tết 2025.
Chuyên gia khuyên chỉ nên dành tối đa 15% tiền nhàn rỗi để mua vàng

Chuyên gia khuyên chỉ nên dành tối đa 15% tiền nhàn rỗi để mua vàng

Dù giá vàng đang hội tụ đầy đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi" nhưng các chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ có những đợt điều chỉnh giảm, thậm chí là lao dốc trong ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý để phòng ngừa rủi ro.
Thiếu hụt nguồn cung, giá heo hơi được dự báo tăng mạnh dịp Tết 2025

Thiếu hụt nguồn cung, giá heo hơi được dự báo tăng mạnh dịp Tết 2025

Bão số 3 đã gây ra thiệt hại ở mức rất lớn khiến hơn 21.000 con gia súc, 2,6 triệu con gia cầm bị chết. Cùng với đó, nhiều hộ chăn nuôi e dè, không mặn mà với việc tái đàn khiến nguồn cung dự báo sẽ bị thiếu hụt và chắc chắn giá sẽ tăng mạnh trong dịp Tết 2025.
Giai đoạn 2025 - 2030, thị trường BĐS sẽ sôi động trên mọi phân khúc

Giai đoạn 2025 - 2030, thị trường BĐS sẽ sôi động trên mọi phân khúc

Dự báo thị trường bất động sản (BĐS) giai đoạn 2025 - 2030, PGS.TS Trần Kim Chung cho rằng thị trường sẽ sôi động trên mọi phân khúc, không có bùng phát cực đoan.
Nhiều chuyên gia nhận định giá vàng sẽ tăng tiếp

Nhiều chuyên gia nhận định giá vàng sẽ tăng tiếp

Giá vàng thế giới quay đầu đi xuống sau khi lập đỉnh kỷ lục. Cả giới phân tích lẫn nhà đầu tư đều dự báo, bất ổn xung quanh cuộc bầu cử ở Mỹ, căng thẳng ở Trung Đông là những yếu tố khiến giá vàng thế giới tăng mạnh thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động