Buôn lậu đường cát gia tăng, nguyên nhân do đâu?

Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Quảng Trị, trong 8 tháng năm 2022, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã bắt giữ 501 tấn đường kính, tăng 72,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng nhập lậu và tiêu thụ đường cát qua biên giới đang diễn ra ngày một phức tạp và tập trung chủ yếu tại khu vực biên giới Tây Nam.
Lao đao vì đường nhập lậu, ngành mía đường cầu cứu khẩn Phú Yên: Tạm giữ 79 tấn đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ Quảng Trị: Tạm giữ 07 tấn đường cát nhập lậu
Buôn lậu đường cát gia tăng, nguyên nhân do đâu?

Theo dõi thông tin ngành mía đường Việt Nam trong năm qua có thể thấy lượng mía nhập khẩu vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới thuộc miền Trung - Nam có khối lượng lớn và tăng đáng kể so với cùng kỳ 2021.

Về nguồn gốc và quy mô đường nhập lậu, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, đến nay đã có thể khẳng định đường nhập lậu vào Việt Nam có nguồn gốc từ Thái Lan. Đường nhập lậu và bán phá giá nguồn gốc từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây thiệt hại nhiêm trọng đến ngành sản xuất mía đường trong nước.

Để ngăn chặn tình trạng này, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức tới 47, 64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.

Cũng theo VSSA, sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, đường mía Thái Lan đã tìm cách “chảy” vào Việt Nam theo hình thức thay đổi nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, đã có hiện tượng giả mạo bao bì, đổi nhãn mác từ đường Thái Lan sang đường của 5 quốc gia ASEAN gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar trước khi nhập khẩu vào Việt Nam để trốn thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá.

Sau khi có kết quả điều tra và xác định từ Cục Phòng vệ thương mại, ngày 1/8/2022, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN có nguồn gốc nguyên liệu của Thái Lan.

Buôn lậu đường cát gia tăng, nguyên nhân do đâu?

VSSA nhận định, trước bối cảnh nhập khẩu chính ngạch tiếp tục trở nên khó khăn, có thể dễ dàng đoán được đường mía Thái Lan đang và sẽ tiếp tục “tràn” vào Việt Nam qua hình thức buôn lậu, tập trung chủ yếu ở khu vực biên giới Tây Nam – giáp Lào và Campuchia .

Thực tế cũng cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, tính riêng tỉnh Quảng Trị đã bắt giữ lượng đường kính tăng 72,84% so với cùng kỳ năm ngoái.

VSSA cho rằng, các vụ việc được phát hiện gần đây chỉ là phần rất nhỏ của các hoạt động thương mại đường nhập lậu, vì đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ (đây là điều không thể được đối với đường Thái Lan nhập chính ngạch có đóng thuế chống phá giá chống trợ cấp lên đến 47,64%).

Để ngăn đường lậu đội lốt đường Việt, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) đã đề xuất đưa yêu cầu truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường.

Hệ thống truy xuất cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR code nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm tra được tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng. Đồng thời, yêu cầu ngăn chặn triệt để tình trạng lợi dụng hóa đơn chứng từ bán thanh lý đường nhập lậu bị tịch thu, hóa đơn mua bán đường trong nước để quay vòng hóa đơn...

Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Hai tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 1,423 tỷ USD, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Thời gian qua, EU gia tăng số lượng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Những cảnh báo này có thể khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động