“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15%, hệ thống NH sẽ phải bơm ra nền kinh tế 1,135 triệu tỉ đồng trong 5 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng bơm ra 227.000 tỉ đồng.
BAC A BANK miễn phí thường niên trọn đời cho chủ thẻ tín dụng Tín dụng tăng vọt trong tháng 6: Bình thường hay bất thường? Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có thể được giảm lãi suất cho vay từ 3-5%
 “Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ.
“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 16/8/2024, tín dụng tăng 6,25% so với cuối năm 2023. Trước đó, tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 6 đạt 6,1%. Như vậy, sau khi tín dụng tăng trưởng âm trong tháng 7, giảm còn 5,66% thì đến nửa đầu tháng 8 đã phục hồi trở lại, tăng thêm 0,59%.

Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15%, hệ thống NH sẽ phải bơm ra nền kinh tế 2,035 triệu tỉ đồng trong năm 2024. Thế nhưng 8 tháng qua, lượng vốn đưa ra thị trường chưa đến 900.000 tỉ đồng, bình quân mỗi tháng 112.500 tỉ đồng. Như vậy, hệ thống NH sẽ phải thực hiện đẩy ra lượng vốn còn lại 1,135 triệu tỉ đồng trong 5 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng bơm ra 227.000 tỉ đồng. Mức tăng trưởng này gấp đôi so với những tháng đầu năm nên đây là một thách thức không hề nhỏ đối với ngành NH.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng đánh giá, sau đợt “tăng tốc” của tín dụng trong tháng 6, tháng 7 đã có nhịp chậm do nền kinh tế phải có thời gian hấp thụ. Tín dụng nửa đầu tháng 8 tăng lên cho thấy nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế bắt đầu phục hồi.

“Hiện cùng với môi trường kinh tế thuận lợi hơn, lãi suất thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN được cho là những yếu tố có tác động đến tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, tín dụng đang tăng không đồng đều và nguyên nhân được chỉ ra, là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn chậm. Đặc biệt, thị trường bất động sản phục hồi chậm, ảnh hưởng lớn đến cầu tín dụng.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay thực sự chỉ mới giảm được ít và vẫn còn cao so với sức khỏe của các doanh nghiệp. Đồng thời, các ngân hàng cũng siết chặt cho vay do lo ngại nợ xấu tăng mạnh.

Hiện các ngân hàng đang nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Lãnh đạo Vietinbank cho biết, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tính tới 22/6 là 7%. Tại HDBank, tăng trưởng tín dụng đến 30/6 đạt 13,3%. Tại ACB, tăng trưởng tín dụng tính tới cuối tháng 6 là 12,4%...

Về phía các ngân hàng thương mại đang thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực đẩy vốn ra nền kinh tế khi liên tục tung ra nhiều chương trình, chính sách ưu đãi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp tận tín dụng thuận lợi với chi phí hợp lý.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng.

Đơn cử như, Agribank đang triển khai 14 chương trình, sản phẩm tín dụng đối với khách hàng mới, trong đó có 9 chương trình cho khách hàng cá nhân, 5 chương trình cho khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, Agribank tăng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ 3.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng. Đặc biệt, ngân hàng này đã có 4 lần giảm lãi suất cho vay với sàn lãi suất giảm từ 0,5-1%/năm. Hiện tại, lãi suất cho vay VND của Agribank thuộc nhóm thấp trên thị trường.

ACB đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ đầu năm để tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng. Ngân hàng kiểm soát chi phí đầu vào để giảm lãi suất đầu ra, đồng thời kết nối với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề như xây dựng, dệt may, xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Một số nhà băng kiểm soát chi phí đầu vào để giảm lãi suất đầu ra, đồng thời kết nối với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề như xây dựng, dệt may, xuất khẩu… để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, động lực tăng trưởng tín dụng còn đến từ sự khởi sắc trong hoạt động của khối FDI, xuất nhập khẩu, bất động sản khu công nghiệp.

Theo chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ngành Ngân hàng phải có giải pháp đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức tín dụng không sử dụng hết hạn mức tín dụng sẽ phải thu hồi và bổ sung cho các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng. Chủ trương này cũng là động lực/điều kiện cho các tổ chức tín dụng phải tìm ra hướng thúc đẩy vốn, cải thiện, tăng cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, người dân.

PGS-TS Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng nếu dồn chạy chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vào những tháng cuối năm như đã xảy ra năm 2023 thì sẽ lặp lại tình trạng tín dụng tăng trưởng âm vào những tháng đầu năm sau. Mức tăng trưởng tín dụng như vậy là không ổn.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa cao; đặc biệt là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, vì vậy cũng không nên tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Việc điều tiết hạn mức tín dụng từ NH không cho vay được sang NH đang tăng trưởng tốt là đi gần với thị trường, thể hiện năng lực tăng trưởng tín dụng của mỗi nhà băng khác nhau nên cũng có mức tăng khác nhau. Dù là biện pháp hành chính nhưng việc bỏ cấp hạn mức tín dụng đối với NH cần phải có lộ trình cụ thể. Bởi các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay chưa hiệu quả trong điều tiết thị trường (bao gồm dự trữ bắt buộc, thị trường mở, lãi suất điều hành của NHNN).

Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng nếu phát hiện bất thường trong việc sử dụng thẻ Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng nếu phát hiện bất thường trong việc sử dụng thẻ
Giá vàng tăng mạnh sau thông tin dừng đấu thầu vàng Giá vàng tăng mạnh sau thông tin dừng đấu thầu vàng
BAC A BANK ưu đãi 100% phí dịch vụ trả góp khi thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK ưu đãi 100% phí dịch vụ trả góp khi thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng quốc tế
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ 1/1/2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Từ 1/1/2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Ngân hàng Nhà nước quy định từ 1/1/2025 chủ tài khoản ngân hàng phải xác thực tài khoản chính chủ mới được giao dịch.
Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Dù được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên và là nước sản xuất dầu, xuất khẩu mạnh dầu thô, song Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ các quốc gia khác.
Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Bangladesh đang tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động.
Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành hàng cà phê được xây dựng thành công sẽ góp phần tạo ra chiến lược phát triển ngành hàng bền vững, minh bạch. Từ đó quyết liệt hơn trong công tác điều hành sản xuất nông nghiệp để nông sản khẳng định vị trí, uy tín, thương hiệu trên trường quốc tế…
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Sầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại miền nam Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Việt Nam và Trung Quốc vừa ký nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý vỏ sầu riêng để tránh ô nhiễm môi trường và biến rác thải thành tài nguyên trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Từ hôm nay (27/8), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) dừng cung cấp các dịch vụ đặt lịch mua vàng miếng SJC trên website và giao dịch thanh toán tiền mua vàng miếng SJC tại quầy.
Sắp tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường năm 2024

Sắp tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường năm 2024

Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 theo phương thức đấu giá sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024.
Tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất nước chuẩn bị gì cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông?

Tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất nước chuẩn bị gì cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông?

Sầu riêng đông lạnh của Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đây là cơ hội lớn cho sầu riêng Việt Nam nói chung, sầu riêng Đắk Lắk nói riêng, trong bối cảnh sản lượng đang tăng nhanh.
Ngành F&B trải qua cuộc "đại thanh lọc", 30.000 cửa hàng đã đóng cửa

Ngành F&B trải qua cuộc "đại thanh lọc", 30.000 cửa hàng đã đóng cửa

Theo báo cáo thị trường ngành kinh doanh ẩm thực (F&B) của iPos.vn cho thấy, đến tháng 7/2024, cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng kinh doanh ngành hàng ăn uống, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 30.000 cửa hàng đã đóng cửa trong nửa năm.
Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam

Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam

Giá gạo Việt đang tăng mạnh trở lại và duy trì vị trí cao nhất thế giới. Các đối tác truyền thống bất ngờ tăng nhập khẩu gạo hơn so với dự tính, do đó xuất khẩu gạo dự báo có thể sẽ lập kỷ lục về lượng và giá trị trong năm nay.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động