Tín dụng tăng vọt trong tháng 6: Bình thường hay bất thường?

Tín dụng tăng vọt trong tháng 6, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm cộng lại. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là hiện tượng bình thường, tín dụng có xu hướng tăng cao vào nửa cuối năm và sụt giảm trong những tháng đầu năm.
Người dân tăng gửi tiền vào ngân hàng, vì sao tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp? Đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024 Vì sao các ngân hàng tích cực đẩy vốn ra thị trường?
Tín dụng tăng vọt trong tháng 6, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm cộng lại.
Tín dụng tăng vọt trong tháng 6, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm cộng lại.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến hết tháng 6 tăng khoảng 6% so với đầu năm, đạt gần 14,4 triệu tỷ đồng.

Trong khi đó, con số tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 5 mới chỉ 2,4%. Như vậy riêng trong tháng 6, tín dụng tăng 3,6%, tương đương nền kinh tế hấp thụ được 480.000 tỷ đồng, cao hơn tổng vốn các ngân hàng bơm ra trong cả 5 tháng đầu năm.

Hiện tượng bình thường

Theo NHNN, đây là hiện tượng bình thường, tín dụng có xu hướng tăng cao vào nửa cuối năm và sụt giảm trong những tháng đầu năm. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng này được duy trì, khả năng tín dụng cả năm đạt 15% không phải là mục tiêu bất khả thi.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng giải thích, sở dĩ tín dụng có sự tăng trưởng bất ngờ trong tháng 6/2024 và dự kiến tăng mạnh trong nửa cuối năm là bởi nửa đầu năm, doanh nghiệp tập trung đàm phán, hợp đồng chủ yếu ký kết từ giữa năm, phần lớn các hợp đồng tín dụng lớn cũng được giải ngân trong nửa cuối năm.

Trước đó, Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng cho biết, tính đến hết 17/6, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mới đạt 2,1%, tức tăng 29.000 tỷ đồng, thấp hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, dự kiến đến hết 30/6, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 4,3%, đến hết 30/9 là 8,2% và cả năm là 12%. Nghĩa là trong nửa cuối tháng 6, mức tăng trưởng đạt được gần ngang bằng trong hơn 5 tháng trước đó.

Tương tự, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thông tin, đến hết 31/5, dư nợ tín dụng đạt 1,57 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 1,24% so với cuối năm trước. Tuy nhiên, dự kiến đến hết 30/6, mức tăng trưởng có thể đạt 2,5%, tức là mức tăng trong tháng 6 bằng tổng mức tăng trong 5 tháng trước đó.

Đại diện MB cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6 có thể đạt 6 - 6,5%, từ mức 4,5% ghi nhận vào giữa tháng 6. Lãnh đạo VIB dự báo mức tăng trưởng cuối quý II đạt khoảng 2% từ mức 1,14% đạt được vào cuối tháng 5...

Tăng trưởng tín dụng tăng mạnh là có sự đóng góp của khoản tín dụng kỷ lục trị giá 1,8 tỷ USD (hơn 45.000 tỷ đồng) mà 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank cho vay để Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) triển khai Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành - Giai đoạn 1.

Đây là dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất ngành ngân hàng, trong đó riêng Vietcombank tham gia tài trợ vốn 1 tỷ USD.

Bên cạnh đó, FiinRatings cho rằng tín dụng tăng trưởng phần nào do nhu cầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng cao trở lại.

Tổ chức này dự báo nhu cầu vay vốn nửa cuối năm sẽ tăng tốc nhờ kinh tế vĩ mô hồi phục.

TS. Nguyễn Đức Độ, chuyên gia kinh tế cho rằng, tín dụng tăng với mức độ hiện nay là không hề thấp.

Theo vị chuyên gia này, không nên cứ tăng đều đặn ở mức độ 15%/năm, mà cần giảm dần. Hiện Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất thế giới. Nếu tình trạng này kéo dài - tăng trưởng GDP mỗi năm khoảng 5-6%/năm (cộng với lạm phát khoảng 4%/năm), trong khi tín dụng tăng 15% - thì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP ngày càng lớn, trở thành “quả bom nổ chậm”, dễ tạo “bong bóng” đầu cơ tài sản. Do đó, cần phải dần dần kéo giảm con số này, thay vào đó là phát triển các kênh huy động vốn khác, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng cấp tập đẩy vốn ra thị trường

các ngân hàng đang từng bước kích cầu vốn thông qua chương trình lãi suất ưu đãi
Các ngân hàng đang từng bước kích cầu vốn thông qua chương trình lãi suất ưu đãi.

Năm 2024, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, NHNN giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Có điều kiện để đẩy mạnh cho vay thay vì hạn chế room như các năm trước, các ngân hàng đang từng bước kích cầu vốn thông qua chương trình lãi suất ưu đãi cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Theo giới phân tích, đà phục hồi của tín dụng nửa cuối năm 2024 sẽ mạnh hơn khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn.

Mặt khác, các ngân hàng cũng phải đẩy mạnh giải ngân để làm cơ sở xét “room” tín dụng năm sau.

Dù room tín dụng đã được NHNN cho các ngân hàng từ đầu năm nhưng cơ quan này cho biết sẽ rà soát lại khả năng tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng và điều hòa trong toàn hệ thống để chuyển từ ngân hàng không có nhu cầu sang các ngân hàng có khả năng tăng trưởng.

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) mới đây yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát và báo cáo lại khả năng tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm để NHNN phân bổ phù hợp, nếu ngân hàng nào cố tình “ôm” room tín dụng, nhưng không thể tăng trưởng thì sẽ bị xem xét khi cấp room tín dụng năm tới.

Vì vậy, để thúc đẩy tín dụng, các ngân hàng đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn, cũng như tập trung tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận và giải ngân vốn.

Nhiều gói vay tiêu dùng như mua đồ điện tử, cải tạo, sửa chữa... lãi suất chỉ khoảng 6%/năm, có thể vay trực tuyến, nên tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần mức tăng trung bình của tín dụng toàn ngành.

BIDV hiện có 16 gói tín dụng quy mô 80.000 - 90.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn 0,5-2,5%/năm so với khách hàng thông thường.

Tại Agribank, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ngoài giải pháp hạ lãi suất cho vay, Agribank cũng đang triển khai các gói tín dụng ưu đãi tổng quy mô 220.000 tỉ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, xuất nhập khẩu… với lãi suất cho vay bình quân thấp hơn từ 1-2,5%/năm so với lãi suất thông thường.

Các nhà băng kỳ vọng, tín dụng dần cải thiện rõ nét ở các quý tới đây và đạt mục tiêu ngành đưa ra 14-15% trong năm nay.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB cho hay, trong quý II/2024, tín dụng của ACB tăng gấp đôi so với quý đầu năm nay và kỳ vọng tăng trưởng tích cực hơn trong các quý tới, nên ngân hàng đang nỗ lực để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp từ đầu năm 2024 là 16%.

Ông Phát nhận định lãi suất cho vay thấp là một trong những nhân tố kéo cầu tín dụng trong thời gian tới. Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp ít nhất từ nay đến cuối năm, các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để có nguồn lực hỗ trợ lãi suất cho vay ở mức thấp.

Còn ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB, cho biết, tín dụng sẽ tăng mạnh hơn vào các quý còn lại của năm. MB vẫn kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%.

3 cách để kiểm tra nợ xấu từ thẻ tín dụng để không “mất tiền oan” 3 cách để kiểm tra nợ xấu từ thẻ tín dụng để không “mất tiền oan”
Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm
Lãnh đạo Eximbank khẳng định không thu khoản nợ 8,8 tỷ đồng Lãnh đạo Eximbank khẳng định không thu khoản nợ 8,8 tỷ đồng
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Bangladesh đang tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động.
Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành hàng cà phê được xây dựng thành công sẽ góp phần tạo ra chiến lược phát triển ngành hàng bền vững, minh bạch. Từ đó quyết liệt hơn trong công tác điều hành sản xuất nông nghiệp để nông sản khẳng định vị trí, uy tín, thương hiệu trên trường quốc tế…
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Sầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại miền nam Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Việt Nam và Trung Quốc vừa ký nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý vỏ sầu riêng để tránh ô nhiễm môi trường và biến rác thải thành tài nguyên trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Từ hôm nay (27/8), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) dừng cung cấp các dịch vụ đặt lịch mua vàng miếng SJC trên website và giao dịch thanh toán tiền mua vàng miếng SJC tại quầy.
Sắp tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường năm 2024

Sắp tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường năm 2024

Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 theo phương thức đấu giá sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024.
Tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất nước chuẩn bị gì cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông?

Tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất nước chuẩn bị gì cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông?

Sầu riêng đông lạnh của Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đây là cơ hội lớn cho sầu riêng Việt Nam nói chung, sầu riêng Đắk Lắk nói riêng, trong bối cảnh sản lượng đang tăng nhanh.
Ngành F&B trải qua cuộc "đại thanh lọc", 30.000 cửa hàng đã đóng cửa

Ngành F&B trải qua cuộc "đại thanh lọc", 30.000 cửa hàng đã đóng cửa

Theo báo cáo thị trường ngành kinh doanh ẩm thực (F&B) của iPos.vn cho thấy, đến tháng 7/2024, cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng kinh doanh ngành hàng ăn uống, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 30.000 cửa hàng đã đóng cửa trong nửa năm.
Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam

Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam

Giá gạo Việt đang tăng mạnh trở lại và duy trì vị trí cao nhất thế giới. Các đối tác truyền thống bất ngờ tăng nhập khẩu gạo hơn so với dự tính, do đó xuất khẩu gạo dự báo có thể sẽ lập kỷ lục về lượng và giá trị trong năm nay.
Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng từng niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài ở mức dẫn đầu thị trường, từ 6-6,2%/năm, khoảng hai tuần gần đây, đã liên tiếp giảm lãi suất huy động.
Nigeria giảm thuế nhập khẩu xuống mức thuế 0% với một số mặt hàng lương thực

Nigeria giảm thuế nhập khẩu xuống mức thuế 0% với một số mặt hàng lương thực

Tổng cục Hải quan Nigeria đã thông báo về việc thực hiện mức thuế nhập khẩu 0% và miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số mặt hàng lương thực nhập khẩu vào Nigeria. Chính sách này sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 15/7/2024 đến ngày 31/12/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động