Người dân tăng gửi tiền vào ngân hàng, vì sao tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?

Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt 6,676 triệu tỷ đồng, tăng thêm khoảng 39.000 tỷ so với tháng trước đó và cao hơn 2,2% so với cuối năm trước. Vì sao con số tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng hơn 2%?
Chính thức “xoá sổ” lãi suất từ 6%/năm Lãi suất tăng trở lại, người dân "thích" gửi tiền vào ngân hàng “Ông lớn” VPBank điều chỉnh tăng tại tất cả các kỳ hạn tiền gửi
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt 6,676 triệu tỷ đồng, tăng thêm khoảng 39.000 tỷ so với tháng trước đó và cao hơn 2,2% so với cuối năm trước. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay và cũng là tháng thứ hai liên tiếp, chỉ tiêu này tích lũy không ngừng.

Người dân vẫn chuộng gửi tiền vào ngân hàng dù lãi suất duy trì mức thấp. Theo khảo sát với hơn 40 ngân hàng hồi cuối tháng 3 cho thấy, khoảng 10 đơn vị niêm yết mức lãi từ 5% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng - kỳ hạn được nhiều người ưa chuộng. Với các kỳ hạn thấp hơn như 9 tháng, lãi suất phổ biến từ 3% đến 4,8%; 6 tháng dao động 2-4,7% một năm.

Như vậy, môi trường lãi suất thấp vẫn không khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh khỏi hệ thống ngân hàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác.

Trong quý đầu năm, chứng khoán tăng hơn 13,6% lên sát vùng đỉnh hồi tháng 9/2022. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu đã lập mặt bằng giá mới và được đánh giá khá cao, còn VN-Index xuất hiện không ít phiên giảm hai chữ số. Kênh đầu tư truyền thống khác là bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc ở ba tháng đầu năm, nhất là phân phúc nhà ở dân cư.

Vàng - kênh tích lũy tài sản phổ biến không kém, cũng chỉ tăng bình quân hơn 7% trong ba tháng đầu năm. Kim loại quý chưa thật sự tạo "sóng" khi có thời gian dài dùng dằng quanh mốc 75 triệu đồng, dịp vía Thần tài cũng không bật tăng, còn có nhiều phiên giảm mạnh.

Trong khi tiền gửi cư dân tăng, khối tổ chức và doanh nghiệp lại giảm 3,14% so với cuối năm 2023 về khoảng 6,6 triệu tỷ đồng. Nhưng nếu so với tháng trước đó, con số này đã tăng gần 1,6%, tức hơn 6,6 triệu tỷ.

Nhờ vậy, tổng tiền gửi chảy vào hệ thống tín dụng tính đến hết tháng 3 đạt hơn 16 triệu tỷ đồng, tăng từ 15,91 triệu tỷ đồng hồi tháng 2.

Vì sao tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?

Hơn 1/4 quãng thời gian của năm 2024 qua đi, trong khi con số tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng hơn 2%, so với chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 15%.

Nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm do nền kinh tế vẫn còn đối mặt với những khó khăn, nhiều ngành hàng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt việc vay vốn của các cá nhân, tiểu thương và hộ kinh doanh vẫn còn nhiều "nút thắt" khi tiếp cận nguồn vốn.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia nhận định, hiện tại, các ngân hàng cũng vẫn còn phải giữ tâm thái rất thận trọng trong khâu kiểm soát rủi ro và đây là yếu tố khiến các ngân hàng đều phải cân nhắc trước bài toán “thả gà ra đuổi”.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Thị trường tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cho biết tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng nhanh, tiến gần tới ngưỡng 3%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại có xu hướng giảm xuống dưới 100% thay vì luôn ở trên 100% như trước đây. Như vậy, các ngân hàng cũng sẽ phải chịu áp lực tăng trích lập dự phòng để bù đắp cho chỉ số an toàn tài chính đang có dấu hiệu sụt giảm.

Diễn biến này đang cho thấy các ngân hàng đang đứng trước “thế kẹt”. Một mặt tâm lý chung vẫn phải rất thận trọng đảm bảo an toàn cho từng khoản vay, mặt khác vẫn phải trông đợi vào một yếu tố nào đó có tính “bùng nổ” trong giai đoạn còn lại mới có thể đạt được chỉ tiêu.

Hiện nay, các ngân hàng đang tìm cách đẩy tín dụng ra nền kinh tế. Nhận thấy vai trò của tiểu thương, hộ kinh doanh trong chuỗi kinh tế, tại hội nghị về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng diễn ra vào tháng 3 vừa qua, NHNN khẳng định sẽ bám sát diễn biến thị trường và tình hình kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện các giải pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận và mở rộng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Trong đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng mới đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, hoạt động vay vốn sản xuất, kinh doanh có khả năng sôi động hơn trong nửa sau năm 2024 khi nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các thành phần kinh tế gia tăng.

Tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank giảm liên tiếp, đây mới là nguyên nhân chính Tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank giảm liên tiếp, đây mới là nguyên nhân chính
Vietcombank báo lãi gần 25.000 tỷ đồng trong quý III Vietcombank báo lãi gần 25.000 tỷ đồng trong quý III
Cuộc đua lãi suất không kỳ hạn bắt đầu Cuộc đua lãi suất không kỳ hạn bắt đầu "nóng"
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại

Thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; số vụ việc phủ rộng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM là hoạt động thường niên và lớn nhất trong năm được Ban Kết Nối Và Xúc Tiến Đầu Tư (Ban KN&XTĐT) tổ chức định kỳ. Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ, kết nối của giới đầu tư.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động