Bối cảnh mới mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp

Chính phủ đã thông qua nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phát triển. Điều này mang lại nhiều cơ hội, các nhà đầu tư và DN cần có chiến lược rõ ràng, tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ.
Hội thảo du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới Ứng dụng nền tảng số quyết định thành - bại của các doanh nghiệp trong bối cảnh mới
Bối cảnh mới mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Bối cảnh mới mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Cơ hội và thách thức

Tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9 ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong các năm về sau.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, rất nhiều các giải pháp đột phá và mang tính cách mạng đã được Đảng, Nhà nước đề ra, gồm: Tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, thành; cắt giảm kiện kinh doanh; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công… Mở ra những không gian kinh tế, cơ hội đầu tư, kinh doanh chưa từng có trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Trong bài viết mới nhất về kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã cho thấy một tầm nhìn lớn lao về kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Trong đó, khẳng định bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh và bảo đảm thực thi hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là “đột phá quan trọng hàng đầu”, "xương sống" của công cuộc hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế….

Tuy nhiên, thách thức với chúng ta cũng là rất lớn. Trên thế giới, chiến tranh thương mại đang lan rộng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn diễn ra gay gắt… Với tỷ trọng thương mại quốc tế lớn, gần gấp đôi GDP, chính sách thương mại và cả tiền tệ của Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều biến số khó lường.

Trong nước, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính mang tới kỳ vọng lớn về hiệu quả hoạt động và tiết kiệm ngân sách song cũng đặt ra những băn khoăn về việc sẽ có những xáo trộn trong vận hành, cần có thời gian để làm quen, thích ứng.

Bối cảnh mới đòi hỏi các nhà đầu tư và doanh nghiệp phải nhận diện, phân tích, đánh giá và dự báo về những thách thức và cơ hội, để từ đó đưa ra chiến lược và các quyết định đầu tư, sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Trong bối cảnh hiện nay, GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch VAFIE cho rằng để tranh thủ cơ hội thuận lợi, ứng phó có hiệu quả với thách thức từ trong và ngoài nước các doanh nghiệp cần có quan điểm, nhận thức về việc chuyển sang kinh tế số, doanh nghiệp số, tổ chức sản xuất và kinh doanh xanh là giải pháp quan trọng trong bối cảnh mới.

Nhà đầu tư và doanh nghiệp cần có cách tiếp cận mới, sửa đổi, bổ sung chiến lược kinh doanh trên cơ sở chuyển sang quản trị doanh nghiệp theo xu hướng số, AI, Blochain, Fintech để đáp ứng với đòi hỏi của FTAs thế hệ mới trong hợp tác và đầu tư, tham gia có hiệu quả với các doanh nghiệp trong thương mại và đầu tư với đối tác nước ngoài, cũng như nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, giảm thiểu khi phát thải hướng tới Net Zero vào năm 2050.

Chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách đổi mới công nghệ, sản xuất, kinh doanh theo hướng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của doanh nghiệp FDI. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá, từng bước xây dựng thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thế giới.

Các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế trong nước làm đầu tàu trong việc hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm theo hướng nâng dần quy mô vốn, đổi mới công nghệ, nhân lực, quản trị doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam làm chủ thị trường trong nước, tiến tới gia tăng thị phần từng loại sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao.

Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, căn cứ đường lối của Đảng, Quốc hội sớm ban hành Luật về Tổ chức xã hội, trong đó quy định hành lang pháp lý đối với Hiệp hội ngành nghề làm căn cứ để từng Hiệp hội hình thành quan hệ hợp tác và phân công đối với từng loại hình doanh nghiệp, tạo thành hợp lực của từng Cộng đồng doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Thúc đẩy đầu tư tư nhân

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia - Ảnh: VGP
TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia - Ảnh: VGP

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nhận định kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2026 sẽ có nhiều điểm sáng. Các động lực tăng trưởng phục hồi đồng đều, bao gồm: cầu tiêu dùng trong và ngoài nước tăng, xuất khẩu khởi sắc, đầu tư tư nhân và FDI phục hồi, kiều hối tích cực, quy hoạch và đầu tư công được thúc đẩy. Các ngành dịch vụ như du lịch, lưu trú, ăn uống, logistics, tài chính - ngân hàng cũng có triển vọng tăng trưởng tốt.

Bên cạnh đó, nền tảng vĩ mô và quản trị rủi ro được cải thiện, trong khi rủi ro tài khóa như thâm hụt ngân sách, nợ công và nợ nước ngoài vẫn ở mức trung bình. Lạm phát, tỷ giá, nợ xấu được kiểm soát, tạo điều kiện để lãi suất duy trì ở mức thấp. Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, với việc Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Singapore... mở ra cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng, sản xuất và đầu tư.

Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực cũng lưu ý nhiều rủi ro và thách thức, đặc biệt là các yếu tố bên ngoài như địa chính trị, chiến tranh thương mại - công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại, rủi ro an ninh mạng, biến đổi khí hậu. Đáng chú ý, năm 2024, Việt Nam có thặng dư thương mại lên đến 104,6 tỷ USD với Mỹ. Để cân bằng thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã sang Mỹ và ký hợp đồng 9 tỷ USD nhằm tăng cường hợp tác và nhập khẩu hàng hóa.

Trong nước, đầu tư tư nhân và tiêu dùng vẫn thấp so với trước đại dịch Covid-19, xuất khẩu chững lại trong hai tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư công còn chậm và không đồng đều (thường chưa đạt 95% kế hoạch). Doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn từ chiến tranh thương mại, đổi mới công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng cao. Đơn hàng phục hồi không đồng đều, trong khi yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng khắt khe. Việc hướng dẫn thực thi các luật mới và xây dựng thể chế cho các lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng vẫn còn chậm, trong khi cải cách tổ chức - bộ máy gặp nhiều thách thức.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, để đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng trên 8%, mức độ phục hồi của đầu tư khu vực tư nhân nội địa đóng vai trò quan trọng. Đây sẽ là yếu tố quyết định tới tốc độ tăng trưởng tín dụng và cũng là yếu tố quyết định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, ngoài việc mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu kể cả về chất lượng và số lượng, theo ông Nghĩa, phải mở rộng tiêu thụ nội địa, đặc biệt là nhà ở, đồ nội thất, dịch vụ du lịch…

Các ngân hàng cần xúc tiến việc xử lý nợ xấu theo hướng xóa nợ hoặc thu hồi một phần nợ gốc hoặc nợ gốc. "Thu hồi nợ xấu mà thu hồi được cả gốc và lãi là hy hữu, không thể nào ngồi chờ để thu đủ cả vốn, cả lãi của các khoản nợ trong hàng chục năm. Điều này vừa ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, vừa ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp", ông Nghĩa nhìn nhận.

Hội thảo du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới Hội thảo du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới
Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang EU trong bối cảnh mới Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang EU trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bamboo Capital có chủ tịch mới

Bamboo Capital có chủ tịch mới

Hội đồng Quản trị Bamboo Capital đã bầu ông Tan Bo Quan, Andy làm Chủ tịch, thay thế ông Kou Kok Yiow, người qua đời do nhồi máu cơ tim.
Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital đột ngột qua đời ở tuổi 63

Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital đột ngột qua đời ở tuổi 63

Ông Kou Kok Yiow, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital, đã đột ngột qua đời vào ngày 8/3 do nhồi máu cơ tim, thọ 63 tuổi.
Mỹ áp thuế 25%, doanh nghiệp nhôm, thép Việt cần làm gì để ứng phó?

Mỹ áp thuế 25%, doanh nghiệp nhôm, thép Việt cần làm gì để ứng phó?

Việc toàn bộ nhôm, thép được bán vào Mỹ sẽ chịu thuế 25% sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia xuất khẩu nhôm, thép lớn vào Mỹ. Với Việt Nam, dù kim ngạch xuất khẩu nhôm, thép không lớn nhưng cũng không tránh khỏi tác động.
Con trai ông Đặng Thành Tâm trở thành Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Con trai ông Đặng Thành Tâm trở thành Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Con trai ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc phụ trách phát triển dự án của tập đoàn kể từ ngày 14/3.
EU không áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Việc thép cán nóng của Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá cho thấy trình độ và kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý trên thị trường quốc tế.
Hóa chất Đức Giang thay CEO, hết cảnh "cha chủ tịch, con tổng giám đốc"

Hóa chất Đức Giang thay CEO, hết cảnh "cha chủ tịch, con tổng giám đốc"

Ông Đào Hữu Duy Anh, con trai ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch Hóa chất Đức Giang, đã rời khỏi vị trí Tổng giám đốc và đảm nhận chức vụ mới là Phó chủ tịch thường trực HĐQT.
Chuyển giao 18 doanh nghiệp Nhà nước về Bộ Tài chính

Chuyển giao 18 doanh nghiệp Nhà nước về Bộ Tài chính

18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sang Bộ Tài chính.
Samsung Việt Nam có tân Tổng Giám đốc

Samsung Việt Nam có tân Tổng Giám đốc

Samsung Việt Nam bổ nhiệm ông Na Ki Hong làm Tổng Giám đốc từ ngày 1/3, thay thế ông Choi Joo Ho sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Vì sao phần lớn nhân sự của nhựa Rạng Đông nghỉ việc?

Vì sao phần lớn nhân sự của nhựa Rạng Đông nghỉ việc?

Nhựa Rạng Đông cho biết đang đối mặt với nhiều khó khăn khi cả công ty mẹ và các công ty con đều ngừng hoạt động, trong khi phần lớn nhân sự đã nghỉ việc.
Bàn giao MobiFone về Bộ Công an

Bàn giao MobiFone về Bộ Công an

Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sang Bộ Công an.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động