13 doanh nghiệp Việt lọt Top 100 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune

Trong Top 100 doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á được Fortune Vinh danh, Việt Nam góp mặt 13 doanh nghiệp trong đó có 5 ngân hàng. Vậy các nhà băng Việt đã kinh doanh ra sao?
SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp Nhà nước '5 tiên phong' để trở thành những đầu tàu lớn, vươn tầm quốc tế Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Agribank là một trong 500 công ty lớn nhất khu vực, xét trên tổng doanh thu, theo công bố mới nhất của bảng xếp hạng Fortune 500 dành riêng cho khu vực Đông Nam Á
Agribank là một trong 500 công ty lớn nhất khu vực, xét trên tổng doanh thu, theo công bố mới nhất của bảng xếp hạng Fortune 500 dành riêng cho khu vực Đông Nam Á.

Ngày 18/6, tạp chí nổi tiếng với những bảng xếp hạng uy tín thế giới Fortune, lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất xét trên tiêu chí doanh thu cho năm tài chính 2023, dành riêng cho khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, 500 công ty tại 7 quốc gia (Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Campuchia) và 57 lĩnh vực (gồm hàng không, dệt may, hóa chất…) được Fortune đánh giá dựa trên tiêu chí doanh thu năm 2023. Fortune lần đầu thực hiện bảng xếp hạng này nhằm phản ánh câu chuyện tăng trưởng ấn tượng của khu vực thông qua sự phát triển và tăng trưởng của các công ty lớn trong đa lĩnh vực.

Theo bảng xếp hạng, công ty có doanh thu lớn nhất Đông Nam Á là tập đoàn thương mại đa quốc gia Trafigura, có trụ sở chính tại Singapore.

Việt Nam có 70 doanh nghiệp góp mặt trong danh sách, trải dài từ tài chính, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, lương thực, công nghiệp nặng, tới hàng không, bán lẻ... Ngưỡng doanh thu tối thiểu để một doanh nghiệp lọt vào danh sách là hơn 460 triệu USD.

Tầm quan trọng của nền kinh tế khu vực nổi lên nhờ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu cùng sự lớn mạnh nhanh chóng của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn là động lực chính để tạp chí danh tiếng này tiến hành xếp hạng các công ty lớn nhất khu vực. Bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 trở thành hoạt động đánh giá thường niên bên cạnh chuỗi xếp hạng danh tiếng Fortune 500, Fortune Global 500 và Fortune Europe 500.

Trong top 100, Việt Nam có 13 doanh nghiệp được vinh danh, gồm các nhà băng lớn như Agribank, BIDV, VietinBank, VPBank, MB, hay các tập đoàn đầu ngành Petrolimex, Vingroup, Hòa Phát, Thế giới Di động, Vietnam Airlines…

Các nhà băng Việt đã kinh doanh ra sao?

Agribank

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 9 Đông Nam Á, theo xếp hạng của Fortune. Dựa thống kê của tạp chí này, năm 2023, doanh thu của Agribank đạt hơn 7,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 862 triệu USD, tăng 12,6%. Tính tới thời điểm đưa ra thống kê, Agribank có cơ cấu hơn 40.663 nhân sự.

Theo giới thiệu trên website của ngân hàng, Agribank là Ngân hàng thương mại duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có quy mô và mạng lưới hoạt động lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam với 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch khắp mọi vùng, miền, huyện đảo.

Số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính này của nhà băng này cho thấy, trong năm 2023, tổng tài sản của Agribank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,55 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm của đạt hơn 25.859 tỷ đồng, tăng gần 15%.

Năm 2024, Agribank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 đạt 26.960 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng dưới 2%, trong đó tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) được kiểm soát dưới 1,85%.

BIDV

Sau Agribank, BIDV được tạp chí có trụ sở tại Mỹ xếp hạng là ngân hàng lớn thứ 2 Việt Nam, đứng thứ 10 Đông Nam Á. Trong danh sách tổng hợp tất cả các doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực BIDV đứng hạng 39.

Doanh thu của BIDV trong năm ngoái theo công thức của Fortune đạt gần 7,52 tỷ USD, lợi nhuận đạt hơn 902 triệu USD, tăng trưởng lần lượt 19,5% và 16,7%. Sở hữu lợi nhuận và tổng tài sản vượt Agribank, song, BIDV vẫn đứng sau trên bảng xếp hạng bởi Fortune 500 dựa vào tiêu chí doanh thu.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán, năm ngoái, tổng tài sản của BIDV đạt 2,25 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2022, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế đạt 27.589, tăng trưởng 20,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Hết quý I/2024, BIDV báo lãi trước thuế gần 7.400 tỷ đồng, tăng 7% so với quý I/2023. Thu từ kinh doanh ngoại hối của nhà băng này tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 1.400 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần giảm nhẹ xuống 13.500 tỷ, còn dịch vụ gần 1.700 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh của BIDV thu hẹp một phần do chi phí hoạt động tăng, nhưng được bù lại nhờ việc trích lập dự phòng thấp hơn 20%.

VietinBank

Một ngân hàng khác trong "Big4" có mặt trong xếp hạng của Fortune là VietinBank. Trên bảng xếp hạng này, VietinBank đứng vị trí 48 và nằm trong top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng của Fortune.

Dựa vào công thức tính của tạp chí này, năm ngoái doanh thu của VietinBank đạt gần 6,6 tỷ USD, lợi nhuận đạt 835,6 triệu USD, tăng lần lượt 15,1% và 15,4%. Năm qua, ngân hàng này đạt tổng tài sản hơn 82.9 tỷ USD, với hơn 24.642 nhân sự đang làm việc.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, hết quý I/2024, VietinBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 15.100 tỷ đồng, tăng gần 20%. Chi phí hoạt động tăng thêm 10%, lãi thuần từ kinh doanh của VietinBank vẫn mở rộng so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng của nhà băng này tăng gần 20% trong quý I. Kết quả là VietinBank lãi trước thuế 6.200 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

VPBank

Doanh thu của VPBank trong năm 2023, theo công thức tính của Fortune, đạt xấp xỉ 4,05 tỷ USD, với lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức gần 419 triệu USD, trong khi tổng tài sản chạm mốc 33,7 tỷ USD tại thời điểm ngày 31/12/2023.

Nhờ đó, VPBank nằm trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, đứng thứ 10 tại Việt Nam. Năm ngoái, nhà băng này hoàn thành thương vụ bán 15% vốn cho cổ đông chiến lược SMBC Nhật Bản. Sau thương vụ, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt xấp xỉ 140.000 tỷ đồng (~5.7 tỷ USD), đứng thứ hai hệ thống ngân hàng Việt.

Hết quý I/2024, VPBank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 4.100 tỷ đồng, xấp xỉ 165 triệu USD, tăng gần 66% so với quý liền trước và 64% so với cùng kỳ.

Năm 2024, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 23.165 tỷ đồng, tăng 114% so với kết quả thực hiện của năm trước. Trong đó, lợi nhuận của của ngân hàng mẹ là 20.709 tỷ đồng, lợi nhuận của FE Credit là 1.200 tỷ đồng, của Chứng khoán VPBank (VPBS) là 1.902 tỷ đồng và của Bảo hiểm OPES là 873 tỷ đồng.

MB

Ngân hàng Quân Đội (MB) là nhà băng đứng áp chót trên bảng xếp hạng của Fortune. Năm ngoái, MB ghi nhận doanh thu hơn 3,6 tỷ USD, tăng 18%; lợi nhuận đạt 868,1 triệu USD, tăng 16,1% theo xếp hạng của tạp chí có trụ sở Mỹ. Kết quả này giúp MB đứng vị trí 99 trong bảng xếp hạng, là nhà băng lớn thứ 5 tại Việt Nam.

Trong Đại hội đồng cổ đông bất thường hôm 15/6, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT MB cho biết, ngân hàng ước đạt 13.000 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng xấp xỉ 5% so với cùng kỳ năm 2023.

So với các năm trước, năm nay, MB đặt kế hoạch tăng trưởng khiêm tốn hơn. Cụ thể, nhà băng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản xấp xỉ 13%, tín dụng tăng 15-16%. Kế hoạch thận trọng được ông Lưu Trung Thái đánh giá là "phương án an toàn" dựa trên tình hình nghiên cứu toàn ngành.

"Thông thường quý 1 tăng trưởng tín dụng 4-5%, nhưng năm nay không tăng, đến thời điểm này chỉ tăng khoảng 0,23%. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành năm 2023 tăng mạnh do đó áp lực dự phòng nợ xấu tăng lên. Do đó, ban lãnh đạo đề ra phương án an toàn. Năm nay, chúng ta bình tĩnh và chuẩn bị các điều kiện để bền vững hơn trong giai đoạn tới", Chủ tịch HĐQT MB nói.

Fortune là một tạp chí kinh doanh đa quốc gia, do Time Inc phát hành và sở hữu. Fortune thường xuyên xuất bản các bảng xếp hạng Fortune 500, hiện gồm các bảng xếp hạng Fortune Global 500, Fortune 500 Europe, Fortune China 500 và mới đây là Fortune SEA 500.

Trong lần đầu tung bảng xếp hạng các doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, Fortune dựa vào tiêu chí doanh thu cho năm tài chính 2023. Bảng xếp hạng quy tụ các công ty từ 7 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines và Campuchia.

Việt Nam có 70 doanh nghiệp góp mặt trong danh sách, trải dài từ tài chính-ngân hàng, bất động sản, năng lượng, lương thực, công nghiệp nặng, tới hàng không, bán lẻ…. Ngưỡng doanh thu tối thiểu để một doanh nghiệp lọp vào danh sách là hơn 460 triệu USD.

Ngân hàng là lĩnh vực lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, theo thống kê từ bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500, với tổng doạnh thu của 67 tổ chức tín dụng đạt 242 tỷ USD, chỉ xếp sau ngành năng lượng với đóng góp doanh thu lên tới gần 591 tỷ USD trong năm 2023.

SeABank phát triển chính sách SeALoyalty với nhiều đặc quyền cho doanh nghiệp SeABank phát triển chính sách SeALoyalty với nhiều đặc quyền cho doanh nghiệp
Thêm doanh nghiệp mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước để bán cho dân Thêm doanh nghiệp mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước để bán cho dân
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư bất động sản, mua chứng khoán

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng 14-6. Luật mới cho phép mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, đồng thời trao quyền quyết định chính sách tiền lương, thưởng về cho doanh nghiệp nhà nước.
Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Sẽ có thêm doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 đã hoàn tất theo hướng mở rộng sản xuất vàng miếng ngoài SJC, cho phép thêm doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia nhằm tạo cạnh tranh, đa dạng nguồn cung và thu hẹp chênh lệch giá.
Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP. Cần Thơ.
Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Chuyển đổi từ khoán sang kê khai: Thách thức và cơ hội cho hộ cá thể

Việc chuyển từ thuế khoán sang kê khai thực tế, xuất hóa đơn điện tử và kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế đang hé lộ doanh thu khổng lồ của nhiều hộ kinh doanh (HKD) tại TP.HCM. Từ các sạp chợ, cơ sở may mặc đến quán ăn, doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỉ đồng không còn hiếm, đặt ra bài toán quản lý thuế minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đối mặt nhiều thách thức, từ lo ngại truy thu thuế đến khó khăn trong hợp thức hóa hàng tồn kho.
Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Với định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm”, Ford Việt Nam không ngừng khảo sát thực tế, tối ưu quy trình và cải thiện hành trình sở hữu xe. Trong số những sáng kiến nổi bật, Dịch vụ Lưu động 4 giờ – phát triển từ nhu cầu thực tiễn – đã phục vụ hàng nghìn khách hàng tại Hà Nội và nay chính thức được mở rộng đến TP.HCM.
Khai phá ‘mỏ vàng’ triệu đô từ peptide da, vảy cá

Khai phá ‘mỏ vàng’ triệu đô từ peptide da, vảy cá

Từ vảy cá, da cá tưởng chừng bỏ đi, Việt Nam có thể tạo ra hàng trăm kg protein quý giá – nguyên liệu quan trọng trong ngành thực phẩm chức năng toàn cầu. Khi enzym và men lactic được ứng dụng đúng cách, phụ phẩm thủy sản không chỉ ngăn lãng phí, mà còn mở ra hướng đi hiệu quả, bền vững, giúp nâng tầm chuỗi giá trị ngành cá Việt Nam.
Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép, nhôm lên 50%: Tác động ra sao với Việt Nam?

Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép, nhôm lên 50%: Tác động ra sao với Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh nâng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên 50%, có hiệu lực từ 0h01 ngày 4-6 (giờ miền đông Mỹ). Quyết định này nằm trong nỗ lực bảo vệ ngành sản xuất trong nước, đồng thời gây áp lực đàm phán với các đối tác thương mại. Trong khi Canada, Mexico chịu ảnh hưởng nặng nề, doanh nghiệp Việt Nam được cho là đã có sự thích ứng và chuyển hướng kịp thời.
Số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7/2025, người nộp thuế cần lưu ý điều gì?

Số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7/2025, người nộp thuế cần lưu ý điều gì?

Từ ngày 01/7/2025, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân theo quy định tại Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 7 Thông tư 86/2024/TT-BTC. Người nộp thuế cần cập nhật thông tin sớm để tránh gián đoạn.
Ba thập kỷ phát triển của Vietnam Airlines: Từ đội bay nhỏ đến hãng hàng không 4 sao

Ba thập kỷ phát triển của Vietnam Airlines: Từ đội bay nhỏ đến hãng hàng không 4 sao

Sáng 1/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam và trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đơn vị này. Sự kiện có sự tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương.
Nhiều chính sách mới tác động mạnh đến hộ kinh doanh và người dân từ tháng 6/2025

Nhiều chính sách mới tác động mạnh đến hộ kinh doanh và người dân từ tháng 6/2025

Từ tháng 6 này, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn, chứng từ; quy định mới về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp; nhiều thay đổi trong kiểm tra, xử lý kỷ luật vi phạm hành chính; bảo hiểm y tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động