Việt Nam tham dự “Triển lãm Thực phẩm và Đồ dùng Khách sạn Quốc tế 2024” (IHE)

Tiếp nối chuỗi hoạt động chào mừng chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ, nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, góp phần phát triển quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ” ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức khu gian hàng quảng bá sản phẩm, Lễ hội Ẩm thực Việt Nam tại Triển lãm IHE 2024 (từ ngày 3-6/8/2024).
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat phát biểu khai mạc và công bố Việt Nam là quốc gia đối tác của IHE
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat phát biểu khai mạc và công bố Việt Nam là quốc gia đối tác của IHE

Theo đó, Triển lãm IHE 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Ấn Độ ở Noida, bang Uttar Pradesh với sự tham dự của Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat, Đại sứ Myanmar Moe Kyaw Aung, Tham tán Thương mại Việt Nam Bùi Trung Thướng, Chủ tịch Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Ấn Độ - Tiến sỹ Rakesh Kumar, Giám đốc Triển lãm Aakar - Premal Mehta… cùng nhiều quan chức địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại buổi lễ khai mạc triển lãm IHE, Việt Nam đã chính thức được công bố là quốc gia đối tác của IHE.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Shekhawat đánh giá sự kiện này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành khách sạn của Ấn Độ trong 6 năm qua, đồng thời nêu bật tiềm năng của ngành khách sạn trên toàn cầu. Ông cho rằng, ngành Du lịch có tiềm năng đóng góp vào việc đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và Ấn Độ sở hữu tất cả các nguồn lực để tạo dựng một ngành du lịch tầm cỡ thế giới.

Chính phủ Ấn Độ cam kết phát triển ngành du lịch và khách sạn một cách xuất sắc. Bộ trưởng Shekhawat nhấn mạnh ý nghĩa của IHE 2024 trong quá trình định hình tương lai của ngành du lịch Ấn Độ và giải quyết những thiếu sót để thúc đẩy phát triển thêm.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Ấn Độ - Tiến sỹ Rakesh Kumar cho rằng “triển lãm này sẽ thiết lập những cột mốc mới cho kinh tế Ấn Độ” trong bối cảnh quốc gia Nam Á “tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G20 và cam kết của Ấn Độ đối với chủ đề ‘Vasudhaiva Kutumbakam’ - Thế giới là một gia đình."

Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat thăm gian hàng Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat thăm gian hàng Việt Nam

Sau lễ khai mạc, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã khai trương Gian hàng Việt Nam trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Shekhawat, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp cùng báo chí Ấn Độ, Việt Nam và quốc tế. Gian hàng Việt Nam đã thu hút đông đảo sự quan tâm, đánh giá cao từ các công ty của Ấn Độ và những quốc gia khác cũng như khách tham quan hội chợ.

Sản phẩm trưng bày tại gian hàng bao gồm các mặt hàng đặc trưng như mỳ tôm, phở, cà phê, dịch vụ du lịch, hàng không với sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp Việt Nam như công ty UNIBEN, Vietnam Airlines, Vietravel... góp phần quảng bá sản phẩm và dịch vụ ẩm thực, du lịch của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường tại Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung.

Triển lãm IHE 2024 là tâm điểm của ngành khách sạn, quy tụ các chuyên gia và cộng sự trong ngành cùng kết nối, trao đổi ý tưởng, chia sẻ kiến thức và đạt được thành công ở cấp độ quốc tế. Tham gia IHE 2024 có khoảng 1.000 nhà triển lãm trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch từ Ấn Độ và nước ngoài, cùng hơn 20.000 khách tham quan. Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam quảng bá nền văn hóa, ẩm thực độc đáo, dịch vụ du lịch, hàng không chất lượng cao, đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kết nối giao thương, nâng cao sự hiện diện trên thị trường thực phẩm khu vực và quốc tế./.

Xúc tiến đầu tư thương mại Việt Nam - Ấn Độ Xúc tiến đầu tư thương mại Việt Nam - Ấn Độ
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 12 tỷ USD Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 12 tỷ USD
Đẩy mạnh hợp tác thủy sản giữa bang Kerala Ấn Độ với Việt Nam Đẩy mạnh hợp tác thủy sản giữa bang Kerala Ấn Độ với Việt Nam
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động