Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?
Tận dụng thuế quan để tăng xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ Nỗi lo cuộc chiến thuế quan khiến giá vàng bật tăng mạnh Bất ổn thuế quan đẩy giá vàng lên mức cao nhất mọi thời đại |
![]() |
Tổng thống Donald Trump giơ sắc lệnh mà ông đã ký khi thông báo chính sách thuế mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, ngày 2/4. (Ảnh: AP) |
Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump đã công bố danh sách những quốc gia bị áp thuế đối ứng. Trong đó, Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%. Tỷ lệ này khiến hầu hết các các doanh nghiệp bị sốc.
Các nền kinh tế khác trong khu vực cũng bị áp thuế như: Campuchia ở mức 49%, Thái Lan bị áp mức thuế 36%, Đài Loan, Indonesia 32%. Riêng Trung Quốc trước đó đã bị đánh thuế 20%, giờ bị áp thêm 34% là 54%. Canada và Mexico, hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ đã chịu thuế 25% đối với nhiều hàng hóa và sẽ không bị áp thêm thuế mới được công bố trong ngày 2.4...
Theo số liệu từ Cục Hải Quan, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng trị giá 119,5 tỷ USD và nhập từ thị trường này 15,1 tỷ USD. Có 15 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD, trong đó 3 nhóm áp đảo gồm máy tính - linh kiện với 23,2 tỷ USD; máy móc thiết bị và dệt may lần lượt 22 tỷ và 16,2 tỷ USD.
Điện thoại, gỗ hay giày dép cũng là nhóm hàng đem lại giá trị lớn, dao động 8,3-9,8 tỷ USD. Nông sản cũng có đóng góp quan trọng, như hạt điều và thủy sản lần lượt 1,15 tỷ và 1,83 tỷ USD hay cà phê gần 323 triệu USD.
TS Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), cho rằng mức thuế đối ứng Mỹ công bố đối với hàng hóa Việt Nam đến 46% là quá cao, vượt qua các quốc gia vốn cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Ấn Độ. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
![]() |
TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam. |
Đồng quan điểm, TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam bình luận mức thuế 46% mà Mỹ áp với hàng Việt là mức rất cao so với nhiều quốc gia. Theo ông, các mặt hàng chịu tác động lớn gồm những ngành có tỷ trọng xuất cao sang Mỹ như nông sản, gỗ, điện tử, dệt may... Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng mặt hàng này, cùng đơn vị hỗ trợ xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng.
Còn ông Vũ Duy Khánh, giám đốc phân tích Chứng khoán SmartInvest, bình luận việc Việt Nam trong diện áp thuế đối ứng là 46% con số rất cao. Việt Nam có 1 tuần để đàm phán vì ngày 9-4 mới có hiệu lực.
Theo phân tích từ ông Khánh, một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế quan qua lại, chỉ có dệt may, thủy sản, đồ gỗ nội thất… chịu tác động đáng kể nhất.
"Nhìn một cách tổng thể, tất cả các nước châu Á đều bị thuế cao. Các nước Mỹ Latin chịu thuế thấp. Nếu điều này là kéo dài lâu, chuỗi cung ứng sẽ dịch chuyển sang Mỹ Latin. Trong ngắn hạn giá xuất khẩu hàng hóa từ châu Á vào Mỹ sẽ tăng", ông Khánh nói.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức
