Viên nén gỗ, tận dụng 'đồ bỏ' tạo cơ hội kiếm tỷ đô xuất khẩu

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới. Hai thị trường xuất khẩu viên nén gỗ nhiều nhất của Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc. Dự báo, viên nén gỗ của Việt Nam có tiềm năng lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản có kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trong tương lai gần.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,8 tỷ USD Châu Âu “khát” viên nén gỗ, cơ hội cho doanh nghiệp Việt kiếm “tỉ USD” Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 10,2%
Viên nén gỗ Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu lớn. (Ảnh minh họa)
Viên nén gỗ Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu lớn. (Ảnh minh họa)

"Bùng nổ" xuất khẩu viên nén gỗ

Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam cho biết, cam kết mạnh mẽ của các nước trong việc giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc thay thế các nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng các nguồn nguyên liệu sinh học như viên nén trong tương lai, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ viên nén gỗ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine buộc các quốc gia khối EU phải tìm nguồn cung nguyên liệu thay thế cho nguồn khí đốt từ Nga. Đây là cơ hội lớn đối với viên nén gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Dự báo, viên nén gỗ của Việt Nam có tiềm năng lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong tương lai. Ngay tại thị trường nội địa cho năng lượng tái tạo, viên nén gỗ cũng trở thành một mặt hàng quan trọng giúp ngành gỗ đi đầu.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết những năm gần đây, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Sản phẩm viên nén gỗ Việt Nam đang tăng trưởng, có uy tín lớn trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu viên nén gỗ 9 tháng đầu năm nay đã ghi nhận sự bùng về sản lượng và giá cả. Trong 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam đạt 568 triệu USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Viên nén gỗ, tận dụng 'đồ bỏ' tạo cơ hội kiếm tỷ đô xuất khẩu
Nguy cơ thiếu nguyên liệu khi thị trường viên nén gỗ tăng trưởng "nóng". (Ảnh minh họa)

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam, viên nén đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 4 trong ngành hàng gỗ. Song, ông cũng bày tỏ lo lắng về tăng trưởng "nóng" có thể sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu nguyên liệu.

Viên nén gỗ chủ yếu được làm từ phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp, vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn... Việc gia tăng sản xuất viên nén gỗ giúp tận dụng nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, tạo giá trị gia tăng quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu.

Lo thiếu nguyên liệu do phát triển nóng

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, ngành viên nén đang phát triển "nóng". Xung đột Nga – Ukraine vẫn căng thẳng, xứ lạnh châu Âu lại đang bước vào mùa đông cần chất đốt để sưởi, bên cạnh đó, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi chiếm hơn 90% lượng xuất khẩu truyền thống mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam - cũng tăng, vì vậy xuất khẩu viên nén đang rất thuận lợi.

Ông Lập cho rằng, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ sinh khối trong cả năm 2022 có thể đạt khoảng 700 triệu USD và trong tương lai gần, xuất khẩu viên nén gỗ có tiềm năng lọt vào nhóm mặt hàng nông, lâm sản có giá trị xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Lập cũng lưu ý: Vấn đề lo ngại hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu là tình trạng nông dân khai thác gỗ sớm sẽ dẫn đến thiếu nguyên liệu. Hiện nay, chu kỳ trồng keo đang ngắn hơn và mật độ cũng dày hơn. Sự thiếu kinh nghiệm cũng thể hiện rõ ở nhiều doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ. Nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của ngành viên nén gỗ.

Việt Nam có trên 300 cơ sở sản xuất viên nén gỗ, nhưng để tận dụng nguồn nguyên liệu, khoảng 70-80% tập trung ở các tỉnh phía Nam và Nam miền Trung, nơi có các trung tâm chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất dần hiện hữu khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu, ông Lập cảnh báo.

Việc tạo vùng nguyên liệu cho ngành gỗ là rất cần thiết. (Ảnh minh họa)
Việc tạo vùng nguyên liệu cho ngành gỗ là rất cần thiết. (Ảnh minh họa)

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Năng Lượng sinh học Phú Tài, nhấn mạnh, sự bùng nổ sản lượng xuất khẩu và giá cả trong năm 2022 tưởng chừng là cơ hội lớn để ngành viên nén phát triển nhưng trên thực tế, đang có trở ngại, thách thức lớn cho sự phát triển bền vững. Đó là giá nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu có chứng chỉ, thuế xuất khẩu, cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà sản xuất, xuất khẩu cần trao đổi, kết nối, hỗ trợ nhau trong sản xuất, xuất khẩu, đồng thời phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong và ngoài nước.

Theo TS. Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén, cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, dăm, ván ép… có sử dụng gỗ rừng trồng cần quan tâm tới việc tạo ra các vùng nguyên liệu của mình nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc tạo vùng nguyên liệu có thể thông qua hình thức các doanh nghiệp liên kết với các hộ dân, là những người có tiếp cận với nguồn quỹ đất trồng rừng. Khi chủ động được nguồn nguyên liệu thông qua các hình thức liên kết với các hộ trồng rừng và công ty lâm nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ viên nén tại các thị trường lớn trên thế giới cho thấy trong tương lai các thị trường này sẽ đòi hỏi nguồn viên nén sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ bền vững. Do đó, việc tạo vùng nguyên liệu là rất cần thiết, TS. Tô Xuân Phúc nêu rõ./.

Bình Châu

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động