Vì sao Heineken Việt Nam bị “tố” chèn ép, trù dập người lao động?

Cho rằng việc xử lý kỷ luật, đình chỉ công việc chưa thỏa đáng, đánh giá năng lực người lao động không khách quan và có dấu hiệu chèn ép, trù dập người lao động, một nhân viên đang làm việc tại nhà máy bia Heineken Việt Nam đã gửi đơn cầu cứu tới cơ quan báo chí.

Bị tạm đình chỉ công việc vì chụp ảnh sự kiện quảng bá hình ảnh Công ty?

Trong đơn gửi báo chí, ông L. Q. T cho biết, trước khi bị Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Heineken Việt Nam) tạm đình chỉ công việc thì ông đang là nhân viên đảm nhiệm vị trí điều hành kho vận, thuộc bộ phận kho vận nhà máy của công ty tại Quận 12, TP. HCM. Ông T khẳng định, trong suốt quá trình 27 năm làm việc tại Heineken Việt Nam, bản thân luôn cống hiến hết mình và đều tuân thủ thực hiện nghiêm các quy định và chưa để xảy ra sai phạm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, thời gian qua, ông liên tục bị công ty “trù dập”.

Cụ thể, gần đây nhất vào ngày 26/11/2021 vừa qua, ông T bất ngờ nhận được quyết định tạm đình chỉ công việc từ Tổng Giám đốc điều hành Heineken Việt Nam - ông Alexander Paul Johannes Louis Koch. Ông T càng ngạc nhiên hơn khi biết lý do bị công ty đình chỉ công việc là vì ông đã: Có dấu hiệu sao chụp, cung cấp hình ảnh, thông tin nội bộ công ty cho cá nhân bên ngoài và có hành vi kết nối với các cá nhân này để truyền tải thông tin công ty lên mạng xã hội cho các mục đích cá nhân; Và các dấu hiệu sai phạm khác cần phải tiếp tục xác minh làm rõ theo quy định của pháp luật.

Ông T cho rằng “Quyết định này có các dấu hiệu sai phạm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân”. Vì thế, ông đã gửi đơn khiếu nại tới Tổng Giám đốc Heineken Việt Nam.

Vì sao Heineken Việt Nam bị “tố” chèn ép, trù dập người lao động?
Hình ảnh ông T chụp qua màn hình máy tính

Theo ông T, vừa qua các bộ phận trong công ty đang trong quá trình thiết kế hình ảnh nhằm quảng bá cho hoạt động sinh nhật lần thứ 30 của Heineken Việt Nam. Ngày 24/11, ông T đã sử dụng máy tính và email của công ty cấp cho bản thân để đăng nhập và ông có chụp 2 tấm ảnh liên quan tới hoạt động trên. Ông T cho biết, bản thân đã làm việc cho Heineken Việt Nam 27 năm nên việc công ty kỷ niệm sinh nhật 30 năm là việc hết sức tự hào nên ông chụp hình lưu lại. Ngoài ông, nhiều nhân sự khác cũng có mail hình ảnh về sự kiện này. Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì sao 2 tấm ảnh trên lại được một cựu nhân viên của công ty chia sẻ lên mạng xã hội. Ông T khẳng định, bản thân không hề gửi tấm ảnh trên cho người chia sẻ này.

Sau đó, ngày 26/11/2021, phía Heineken Việt Nam đã tổ chức một buổi làm việc và mời ông T lên để xác minh vấn đề trên. Tại buổi làm việc, công ty đã cung cấp bằng chứng là hình ảnh trích xuất từ camera an ninh ghi lại việc ông T có hành vi sao chụp hình ảnh. Đồng thời, ông T cũng xác nhận hành động chụp ảnh hoạt động trên và khẳng định bản thân không chia sẻ hình ảnh đó cho những cá nhân bên ngoài nhằm mục đích gây hại cho công ty.

Ngay tại buổi làm việc này, đại diện Heineken Việt Nam đã trao cho ông quyết định tạm đình chỉ công việc có thời hạn 15 ngày. Cầm tờ quyết định và trao đổi với phóng viên, ông T không giấu được bức xúc: “Căn cứ ban hành văn bản này cho thấy việc làm trên của công ty chưa hề thông qua ý kiến của Công đoàn. Điều này là trái luật. Cụ thể, theo Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, vì những việc làm như thế này, luật đã quy định phải có ý kiến của Công đoàn”.

Heineken Việt Nam chèn ép, trù dập người lao động?

Ngoài vụ việc trên, ông T còn phản ánh: “Trước khi bị công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc, bản thân tôi thường xuyên bị chèn ép làm những công việc không đúng nhiệm vụ; việc đánh giá năng lực nhân viên không khách quan và có dấu hiệu trù dập người lao động”.

Cụ thể theo ông T, ngày 16/11/2020, tại khu vực kho vận nhà máy của công ty xảy ra sự việc xe nâng bị lật. Ông T đã chụp lại 2 tấm ảnh tại hiện trường với mục đích chia sẻ, trao đổi thông tin và hướng dẫn cách thức vận hành xe nâng, đảm bảo sự an toàn cho các đồng nghiệp. Theo ông T, bản thân đã có trao đổi với cấp trên về việc được phép chụp ảnh và sử dụng để hướng dẫn các đồng nghiệp trong cùng bộ phận. Tuy nhiên, sau đó 2 tấm ảnh trên được một cựu nhân viên của công ty chia sẻ công khai trên mạng xã hội. Ông T cũng khẳng định bản thân không hề gửi những hình ảnh này cho người chia sẻ.

Đến ngày 26/3/2021, ông T được thông báo về việc đến tham dự cuộc họp với nội dung lắng nghe, trao đổi việc quản lý và vận hành kho hàng. Khi đến tham dự buổi họp, ông T bất ngờ khi nghe giới thiệu có sự góp mặt của hai nhân viên Thừa phát lại đến tham gia và thực hiện việc lập vi bằng. Ông T cho biết, việc lập vi bằng buổi họp trên không được thông báo trước và bản thân ông cũng không biết được việc lập vi bằng buổi họp nhằm mục đích gì. Ngoài ra, ông T cũng rất bức xúc cho rằng “buổi làm việc và lập vi bằng như một hình thức ép cung” (!?).

Sau sự việc trên, ngày 12/5/2021, Tổng Giám đốc điều hành Heineken Việt Nam là ông Lê Quí Đôn đã ra Quyết định số 1105/2021/HVN-HRD01 về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” đối với ông T, với lý do: Vi phạm chính sách về thông tin bảo mật của công ty theo Nội quy lao động của công ty (trao đổi hay làm việc với thông tin mật trong một bối cảnh không an toàn).

Vì sao Heineken Việt Nam bị “tố” chèn ép, trù dập người lao động?
Công ty Bia Heineken Việt Nam

Ngoài ra, ông T còn cho biết, trong những lần đánh giá năng lực nhân viên trong thời gian vừa qua có dấu hiệu không khách quan, thiếu chính xác, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Khi nhận thấy việc đánh giá không đúng, ông T đã có phản ánh đến cấp quản lý cao hơn nhưng không được giải quyết.

“Sau khi phản ánh các vụ việc trên, tôi bị trù dập và chèn ép như thu hẹp phạm vi công việc nhưng khối lượng công việc phải đảm nhận tăng lên nhiều lần,… Những việc này có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng lao động”, ông T nói.

Qua vụ việc trên, ông T cho rằng: “Việc Công ty Heineken Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ công việc có những dấu hiệu sai phạm vì những hình ảnh mà tôi chụp thì trước đó đã được công ty gửi vào email của các nhân viên. Hơn nữa, đến nay công ty vẫn chưa chứng minh được việc tôi đã chia sẻ những hình ảnh trên đến cá nhân khác để gây ảnh hưởng tới uy tín lãnh đạo hay việc kinh doanh của công ty. Đồng thời, việc Heineken Việt Nam áp dụng hình thức đình chỉ công việc với người lao động chưa tuân thủ đúng trình tự, thủ tục đã được quy định bởi Bộ luật Lao động”.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt nhân viên

Trước đó, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cũng đã nhận được nhiều đơn thư phản ánh của bạn đọc về việc Heineken Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đời sống người lao động vô cùng khó khăn. Vụ việc cũng đang được TAND Quận 1 giải quyết.

Để rộng đường dư luận, Phóng viên cũng đã liên hệ với Heineken Việt Nam nhằm có thêm những thông tin khách quan về những sự việc trên. Tuy nhiên, đến nay Heineken Việt Nam chỉ tiếp nhận mà chưa có phản hồi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Theo Thị trường Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023 được tổ chức với hy vọng, không chỉ là nơi mua sắm và trải nghiệm cho người dân và du khách dịp cuối năm mà còn là "cầu nối" giúp nhiều doanh nghiệp thâm nhập hệ thống bán lẻ thị trường Thủ đô và cả nước.
Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Sau gạo, Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023. Động thái này diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm do tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động