Vì sao doanh nghiệp Việt bị “lật kèo” hàng trăm nghìn tấn điều thô?

Nhà xuất khẩu hạt điều thô tại châu Phi không giao hàng theo hợp đồng hoặc tìm cách tăng giá bán 40-50%, đẩy nhiều doanh nghiệp nhập khẩu điều thô trong nước gặp khó, nguy cơ thua lỗ nặng.
Làm thế nào để hóa giải những nghịch lý trong chuỗi cung ứng điều? Dẫn đầu về xuất khẩu hạt điều trên thế giới, vì sao Việt Nam lại nhập số lượng lớn loại hạt này? Ngành điều Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Chế biến điều nhân xuất khẩu tại một doanh nghiệp.
Chế biến điều nhân xuất khẩu tại một doanh nghiệp.

Thông tin trên được ban chấp hành Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đưa ra tại buổi họp báo chiều 31/5.

Giá điều thô tăng vọt

Các nhà máy chế biến điều ở Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. Mỗi năm, họ nhập hơn 3 triệu tấn điều thô, trong đó khoảng 2,2 triệu tấn từ châu Phi, chủ yếu là Tây Phi. Nguồn cung trong nước chỉ đảm bảo 10%.

Tuy nhiên, giá điều thô Tây Phi đang tăng lên hàng ngày. Vào tháng 2, giá chỉ khoảng 1.000-1.050 USD mỗi tấn, nhưng giờ đã lên đến 1.500-1.550 USD. Nguyên nhân bởi khu vực này đang mất mùa và một số nước áp dụng chính sách tạm ngưng xuất khẩu điều thô để hỗ trợ các nhà máy nội địa.

Do đó, một số đối tác Tây Phi đòi hỗ trợ tăng giá, trì hoãn giao hàng hoặc không gửi bộ chứng từ để nhà sản xuất Việt Nam nhận hàng.

Ông Tạ Quang Huyên, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty Hoàng Sơn I, cho biết ký hợp đồng mua 52.000 tấn điều thô Tây Phi nhưng chỉ nhận được 25.000 tấn đúng giá, bị xù khoảng 12.000 tấn, còn lại phải tăng giá để lấy hàng.

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Vinacas cho biết, hàng năm các doanh nghiệp ký kết hợp đồng nhập khẩu với các doanh nghiệp đối tác của nước Bờ Biển Ngà.

Tuy nhiên, năm 2024, Chính phủ nước này đã ban hành chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước thu mua nguồn nguyên liệu trước để bình ổn thị trường, sau đó sản lượng điều thô còn lại mới mở cửa xuất khẩu tự do. Điều này đã làm giảm một nguồn cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam.

"Năm nay, tại các nước châu Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà đã xảy tình trạng Elnino cực kỳ tai hại, ảnh hưởng lớn đến sản lượng của cây điều, dẫn đến sản lượng thấp, hàng hóa khan hiếm và giá điều thô tăng cao”, ông Nhựt nói.

Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều hợp đồng trước đây ký kết với các doanh nghiệp Việt Nam ở mức giá thấp. Trong khi hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại Tây Phi đã đẩy giá điều thô tăng hơn 40 - 50% so với tháng 2 và 3, lên 1.500 - 1.700 USD/tấn.

“Nếu họ đóng gói giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm này theo hợp đồng đã ký kết thì mỗi tấn điều thô họ lỗ 200 - 500 USD, trong khi điều không chỉ bán theo tấn, mà bán theo hàng chục nghìn tấn.

Như vậy, với con số này, họ cho rằng sẽ bị thất thu lợi nhuận rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đối tác đã không cần giữ thương hiệu, uy tín mà chỉ cần giữ lợi nhuận và họ đã “xù hàng” của doanh nghiệp Việt ”, ông Nhựt nói.

Cũng theo ông Nhựt, các doanh nghiệp này đã đưa ra nhiều điều kiện để giao hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Trong đó, yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam phải trợ giá bằng việc chia đôi phần giá tăng, tức là doanh nghiệp Việt phải chi trả thêm từ 200 - 300 USD/tấn.

Hoặc là họ sẽ đóng hàng kém chất lượng để cấn trừ chất lượng, nhằm không bị thiệt thòi về giá chênh lệch. "Chẳng hạn chúng ta ký hợp đồng loại hàng 50 điểm thì họ chỉ giao hàng 40 điểm", ông Nhựt giải thích.

Bên cạnh đó, một tình trạng "lật kèo" khác cũng đang diễn ra là những đơn hàng đang hành trình trên biển để giao đến cho các doanh nghiệp Việt Nam bị đổi chứng từ ngay trên tàu. Thay vì giao đến cho doanh nghiệp Việt Nam thì họ lại bán cho đối tác khác, nên doanh nghiệp Việt không nhận được hàng theo hợp đồng.

Đâu là giải pháp?

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô Việt Nam lao đao thì thiếu nguyên liệu.
Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô Việt Nam lao đao thì thiếu nguyên liệu.

Nhiều lô hàng điều thô về muộn hoặc số lượng ít hơn hợp đồng nên các nhà chế biến tại Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất. Trong tình hình như hiện nay, các nhà chế biến đã ký hợp đồng giá thấp trước đây sẽ khó thực hiện hợp đồng nếu chưa có điều thô.

“Bây giờ chúng ta dựa vào nguồn hàng chủ yếu từ châu Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà, còn các nước khác chưa vào vụ. Như vậy các doanh nghiệp Việt rất bị động và lo lắng không biết đến khi nào chuỗi cung ứng này sẽ bình thường trở lại”, ông Nhựt bày tỏ.

Trước thực tế đó, Vinacas đã gửi văn bản đề nghị Hiệp hội các nhà xuất khẩu điều Bờ Biển Ngà nhắc nhở hội viên thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Vinacas cho biết sẽ có văn bản kiến nghị lên Chính phủ, các bộ ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho ngành điều, trong đó có tác động các nước châu Phi gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu điều thô.

Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng giống. Điều này sẽ giúp các nhà chế biến điều bớt phụ thuộc nguồn nhập khẩu.

Trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn hạt điều, trong đó khoảng 800.000 tấn từ Bờ Biển Ngà, 700.000 tấn từ Campuchia. Số lượng còn lại là nhập khẩu từ Tanzania, Đông Phi và các nước khác.

Dự báo ngành điều sẽ có triển vọng tốt trong năm 2024 Dự báo ngành điều sẽ có triển vọng tốt trong năm 2024
Tìm giải pháp định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu Tìm giải pháp định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu
Làm thế nào để hóa giải những nghịch lý trong chuỗi cung ứng điều? Làm thế nào để hóa giải những nghịch lý trong chuỗi cung ứng điều?
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động trở lại từ 11 giờ ngày 11/9

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động trở lại từ 11 giờ ngày 11/9

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động trở lại từ 11 giờ ngày 11/9 sau 2 ngày dừng vì bão Yagi.
Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ

Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ

Từ chiều 9/9, tạm dừng hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do tình hình mưa lũ và nhà liên ngành phía Trung Quốc mất điện.
Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Thị trường truyền thống tăng lượng nhập khẩu nhằm giảm giá gạo nội địa. Trong khi đó nhiều thị trường cao cấp cũng đang phải ứng phó tình trạng thiếu lương thực. Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt tăng giá trị xuất khẩu.
Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, để xuất khẩu sầu riêng bền vững, không để xảy ra tình trạng vi phạm, từ nông dân trồng sầu riêng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật

VASEP: Thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật

Theo VASEP, giờ làm việc của người lao động trong các công ty tôm Việt Nam đã được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Giải mã nguyên nhân giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng 47%

Giải mã nguyên nhân giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng tăng 47%

Sản lượng tiêu toàn cầu giảm đáng kể do hiện tượng El Nino và diện tích trồng suy giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến giá hồ tiêu tăng mạnh.
Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần

Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần

Xuất khẩu chè 7 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch nhưng thời gian tới vẫn cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu.
Mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê Việt

Mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê Việt

Những quy định hữu cơ mới của Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng (gọi tắt là EUDR) được ban hành tháng 6/2023 và bắt đầu áp dụng từ ngày 31/12/2024 với cá nhân, tổ chức và từ 30/6/2025 sẽ áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tạo ra những khó khăn nhất định cho ngành hữu cơ Việt Nam.
Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7

Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7

Tháng 7, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng đạt kỷ lục 280 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng), tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường chính vẫn là Trung Quốc.
Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn

Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn

Indonesia tiếp tục phát đi thông báo mời thầu gạo, theo nội dung thông báo, sản lượng nước này mong muốn mua vào lên đến 350.000 tấn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động