Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Bangladesh đang tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động.
trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 584,18 triệu USD
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 584,18 triệu USD.

Nhờ tiến bộ về công nghệ và chất lượng, ngành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, trở thành mặt hàng được nhiều quốc gia “săn đón”.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 584,18 triệu USD, giảm 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2023.

Riêng tháng 7/2024, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt trên 90,65 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 30% so với tháng 7/2023.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường này đạt gần 239,15 triệu USD, giảm 23,5% so với 7 tháng đầu năm 2023; riêng tháng 7/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 38,22 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng 6/2024 nhưng giảm 46,6% so với tháng 7/2023.

Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 74,87 triệu USD, tăng 80,2%, chiếm 12,8%. Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 175,76 triệu USD, giảm 18,1% so với 7 tháng đầu năm 2023, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang Bangladesh đang tăng mạnh trong những tháng qua. 7 tháng đầu năm, dù nước ta xuất khẩu sang quốc gia này chỉ đạt 3,9 triệu USD, nhưng tăng tới 72,93% so với năm 2023. Riêng tháng 7, xuất khẩu đã tăng 160% so với cùng kỳ.

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước..

Theo báo cáo từ Cục Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bất chấp những thách thức về kinh tế và giá thức ăn chăn nuôi cao, nhu cầu thức ăn chăn nuôi dự kiến ​​sẽ tăng ở Bangladesh khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động. Do đó, nhiều doanh nghiệp tại đây đã tìm đến Việt Nam để tăng cường nguồn cung.

Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đã tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây từ 93 triệu USD năm 2009 lên 927 triệu USD trong năm 2023. Về nông sản, Việt Nam xuất khẩu sang Bangladesh các mặt hàng gồm gạo, cao su, các sản phẩm từ cao su, thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Hơn 20 năm qua, công nghệ và chất lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã được cải thiện vượt trội, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu khó tính.

Theo báo cáo Triển vọng Nông sản Alltech năm 2023, Việt Nam đạt sản lượng đạt 26,720 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới. Việt Nam cũng lọt top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên toàn cầu.

Hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI (chiếm 33,5% về số lượng; 51,3% về công suất thiết kế) và 179 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 66,5% về số lượng và 48,7% về công suất thiết kế).

Nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh sản xuất.

Trong đó có những cái tên như Cargill Group (Mỹ), CP Group (Charoen Pokphand Group – Thái Lan), De Heus (Hà Lan), Haid (Trung Quốc), BRF (Brazil), Mavin (Pháp), Japfa (Singapore), CJ (Hàn Quốc),…

Việc thu hút các tên tuổi lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xuất khẩu thức ăn gia súc tăng nhẹ Xuất khẩu thức ăn gia súc tăng nhẹ
Tháng 8/2023, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam đạt gần 140 triệu USD Tháng 8/2023, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam đạt gần 140 triệu USD
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Trừ mặt hàng mực, bạch tuộc có doanh số xuất khẩu giảm 15% trong tháng 8, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực khác đều có tăng trưởng 2-3 con số.
Ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường?

Ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về ba ngân hàng PvcomBank, HDBank, MSB vượt mốc 8%.
Cảnh báo wedsite giả mạo Kho bạc Nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo wedsite giả mạo Kho bạc Nhà nước để lừa đảo

Mới đây, Kho bạc Nhà nước đã phát cảnh báo về hành vi giả mạo trang web, sử dụng logo và giao diện giống hệt cổng thông tin chính thức, nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
Từ 1/1/2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Từ 1/1/2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Ngân hàng Nhà nước quy định từ 1/1/2025 chủ tài khoản ngân hàng phải xác thực tài khoản chính chủ mới được giao dịch.
Hơn 10 ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9%

Hơn 10 ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9%

Các nhà băng tư nhân tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9% có thể kể đến VPBank, Techcombank, ACB, Sacombank, TPBank, SHB.
Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Dù được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên và là nước sản xuất dầu, xuất khẩu mạnh dầu thô, song Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ các quốc gia khác.
Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành hàng cà phê được xây dựng thành công sẽ góp phần tạo ra chiến lược phát triển ngành hàng bền vững, minh bạch. Từ đó quyết liệt hơn trong công tác điều hành sản xuất nông nghiệp để nông sản khẳng định vị trí, uy tín, thương hiệu trên trường quốc tế…
“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15%, hệ thống NH sẽ phải bơm ra nền kinh tế 1,135 triệu tỉ đồng trong 5 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng bơm ra 227.000 tỉ đồng.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Sầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại miền nam Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Việt Nam và Trung Quốc vừa ký nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý vỏ sầu riêng để tránh ô nhiễm môi trường và biến rác thải thành tài nguyên trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Từ hôm nay (27/8), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) dừng cung cấp các dịch vụ đặt lịch mua vàng miếng SJC trên website và giao dịch thanh toán tiền mua vàng miếng SJC tại quầy.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động