Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam năm 2024 tăng về lượng và kim ngạch

Việt Nam là một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới.
Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô
Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô


Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình 242,94 USD/tấn, tăng 28,9% về lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 12/2024 đạt 1,41 triệu tấn, tương đương 343,29 triệu USD, giá trung bình 244,2 USD/tấn, giảm 4,99% về lượng, giảm 2,68% về kim ngạch nhưng tăng 2,43% về giá so với tháng 11/2024; so với tháng 12/2023 thì tăng 3,96% về lượng, nhưng giảm 1,07% về kim ngạch và giảm 4,84% về giá so với cùng kỳ.

Về thị trường, Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2024, chiếm 51,1% trong tổng lượng và chiếm 50,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 6,4 triệu tấn, tương đương trên 1,53 tỷ USD, tăng cả về lượng và kim ngạch so với năm 2023, với mức tăng tương ứng 98,1% và 60%, nhưng giá giảm 19,2%.

Riêng tháng 12/2024 đạt 569.354 tấn, tương đương 137,16 triệu USD, giá 240,9 USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 21% kim ngạch so với tháng 11/2024 và giá tăng 1,89%; so với tháng 12/2023 thì tăng rất mạnh 598,4% về lượng, tăng 596,7% về kim ngạch, nhưng giá giảm 0,25% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, năm 2024 đạt 4,9 triệu tấn, tương đương 1,19 tỷ USD, giá 242,8 USD/tấn, chiếm trên 39% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 15,7% về lượng, nhưng giảm 3,2% về kim ngạch và giá giảm 16,3% so với năm 2023.

Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2024
Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2024

Ngoài Argentina và Brazil, Việt Nam còn nhập khẩu ngô từ các thị trường khác như Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar.

Trong đó, nhập khẩu ngô từ thị trường Lào năm 2024 đạt 100.744 tấn, tương đương 24,7 triệu USD, giá 245,2 USD/tấn, chiếm trên 0,8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 4% về lượng, giảm 28% về kim ngạch và giá giảm 25% so với năm 2023.

Tương tự, nhập khẩu từ Thái Lan đạt 3.905 tấn với giá trị 14,698 triệu USD, giảm lần lượt 40,8% về lượng và 28,03% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, lượng ngô nhập khẩu từ Ấn Độ giảm mạnh tới 99,78% về lượng và 98,11% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.619 tấn với giá trị 6,9 triệu USD. Nhập khẩu từ Myanmar đạt 2.000 tấn, trị giá 540.000 USD, giảm mạnh tới 94,76% về lượng và giảm 95,64% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.

Việt Nam là một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Việc tăng nhập khẩu ngô của Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu cao của ngành chăn nuôi trong nước, đặc biệt là sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong khi sản lượng ngô trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.

Việt Nam chi trên 1,71 tỷ USD nhập khẩu ngô Việt Nam chi trên 1,71 tỷ USD nhập khẩu ngô
Việt Nam nhập khẩu gần 7,75 triệu tấn ngô trong 10 tháng Việt Nam nhập khẩu gần 7,75 triệu tấn ngô trong 10 tháng
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam
Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được công bố hai lần mỗi năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng của gần 70% các nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và châu Âu cùng với 6 khu vực thị trường mới nổi.
Tỷ giá USD lập đỉnh mới, vượt mốc 26.300 đồng tại nhiều ngân hàng

Tỷ giá USD lập đỉnh mới, vượt mốc 26.300 đồng tại nhiều ngân hàng

Sáng ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 25.058 đồng, tăng 30 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.805 - 26.310 đồng.
NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

Trong phiên giao dịch ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành tín phiếu trở lại sau gần 4 tháng tạm dừng. Cụ thể, đã có 4/5 thành viên tham gia trúng thầu 3.100 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3,5%/năm.
Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

Thành phố biển Nha Trang của Việt Nam đã vượt qua Tokyo trở thành điểm đến được yêu thích nhất của du khách Hàn Quốc trong mùa hè năm nay.
63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, phù hợp với mô hình quản lý hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập. Việc sắp xếp này nhằm tạo thuận lợi trong điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Từ ngày 23/6/2025, Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Trước tình trạng gian lận thương mại và hàng giả gia tăng trong môi trường số, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ triển khai loạt giải pháp toàn diện, từ hoàn thiện thể chế đến kiểm tra thực địa, nhằm thiết lập lại trật tự thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động