Trường hợp cực đoan, ngành điện có thể vẫn sẽ phải huy động nguồn diesel

Việc cung ứng điện cơ bản được đáp ứng, nhưng đối với hệ thống điện miền Bắc, trong tình huống nắng nóng tháng 7 kéo dài, ngành điện có thể vẫn sẽ phải huy động nguồn diesel mượn của khách hàng.
Thủ tướng yêu cầu phải bảm đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng của nhân dân EVN Hà Nội thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện vào ngày cuối tháng Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nhập khẩu nếu cần
Vận hành cung ứng điện trong 6 tháng đầu năm được đảm bảo.
Vận hành cung ứng điện trong 6 tháng đầu năm được đảm bảo.

Mức độ dự phòng công suất nguồn điện còn thấp

Ngày 28/6, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, để đảm bảo cung ứng điện theo nhu cầu phụ tải, các nguồn nhiệt điện than huy động cao hơn 556 triệu kWh, đạt 86,4 tỉ kWh (chiếm khoảng 56,96% tổng sản lượng); nhiệt điện dầu huy động cao hơn 88 triệu kWh so với kế hoạch. Các nguồn nhiệt điện khí huy động tương đương so với kế hoạch, đạt 13,08 tỉ kWh.

Đối với nguồn thủy điện, trong 5 tháng đầu năm, do tình hình thủy văn nước về kém nên hạn chế huy động và giữ cao mực nước các hồ thủy điện nhằm đảm bảo cung ứng điện miền Bắc.

Đến tháng 6, thủy văn thuận lợi, sản lượng thủy điện huy động cao hơn 2,454 tỉ kWh, lũy kế 6 tháng đầu năm cao hơn 658 triệu kWh so với kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng huy động thủy điện đạt 28,62 tỉ kWh, chiếm khoảng 18,86% tổng sản lượng 6 tháng đầu năm.

Đến cuối tháng 6, mực nước các hồ thủy điện tương ứng với sản lượng điện là xấp xỉ 6,6 tỉ kWh, cao hơn 1,4 tỉ kWh so với kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng các hồ thủy điện miền Bắc xấp xỉ 4,93 tỉ kWh, cao hơn 1,04 tỉ kWh so với kế hoạch năm, đáp ứng mục tiêu giữ mực nước cao để đảm bảo cung ứng điện đến cuối mùa khô.

Các nguồn năng lượng tái tạo được huy động đạt 20,67 tỉ kWh (chiếm khoảng 13,63% tổng sản lượng 6 tháng đầu năm). Trong đó, nguồn năng lượng gió đạt 6,123 tỉ kWh, điện mặt trời đạt 13,88 tỉ kWh.

Cũng theo Cục Điều tiết điện lực, căn cứ diễn biến tiêu thụ điện tháng 6 và nhận định từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hệ thống điện miền Bắc cơ bản đáp ứng nhu cầu công suất phụ tải, tuy nhiên mức độ dự phòng công suất nguồn điện còn thấp.

Tuy nhiên, trong tháng 7 với kịch bản thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, trường hợp các nhà máy nhiệt điện than bị sự cố, suy giảm công suất thì hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ không còn dự phòng công suất.

Theo Cục Điều tiết điện lực, nếu xảy ra tình huống nêu trên, EVN sẽ quyết liệt triển khai việc điều hành dịch chuyển nhu cầu phụ tải giữa các giờ cao điểm, đồng thời huy động thêm các nguồn phát diesel mượn của khách hàng để đảm bảo cung ứng đủ điện.

Ngoài ra, từ tháng 8 - tháng 12, dự phòng công suất hệ thống điện miền Bắc còn thấp, các đơn vị phát điện cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc đảm bảo duy trì công suất khả dụng và độ sẵn sàng của thiết bị.

Đối với hệ thống điện miền Nam và miền Trung đáp ứng đủ nhu cầu công suất đỉnh trong cả năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm mạnh, các mỏ khí dừng hoạt động để bảo dưỡng sửa chữa và để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống điện miền Nam, cần thiết huy động các nguồn linh hoạt như chuyển sang chạy bằng nhiên liệu dầu DO, bổ sung khí LNG cho các tổ máy tuabin khí và các tổ máy chạy dầu Cần Thơ, Thủ Đức... để đáp ứng phụ tải đỉnh cũng như đáp ứng phụ tải cao điểm tối khi nguồn điện mặt trời không phát công suất.

Cục Điều tiết điện lực cũng chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến khí tượng, thủy văn, tình hình nhiên liệu, khả dụng tổ máy và tăng trưởng phụ tải để kịp thời cập nhật điều chỉnh phương thức vận hành phù hợp. Đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn, tin cậy; sẵn sàng, kịp thời thực hiện các biện pháp đảm bảo cung cấp điện.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia tăng cường theo dõi tình hình thủy văn, dấu hiệu nước về của từng hồ, tính toán cập nhật phương thức vận hành hàng ngày nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước, đồng thời đảm bảo không suy giảm công suất khả dụng của các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải.

Cục Điều tiết điện lực yêu cầu EVN chỉ đạo các tổng công ty, công ty điện lực sẵn sàng các kịch bản cung ứng điện; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện.

Giải pháp nào đảm bảo công suất điện

Với dự phòng công suất từ tháng 8-12 còn thấp, các đơn vị phát điện được yêu cầu thực hiện nghiêm việc đảm bảo duy trì công suất khả dụng.

Với hệ thống điện miền Nam và miền Trung cơ bản đáp ứng nhu cầu công suất đỉnh. Tuy vậy nguồn khí trong nước suy giảm, các mỏ khí dừng hoạt động bảo dưỡng, nên trường hợp cần thiết phải huy động nhiên liệu dầu DO, bổ sung khí LNG và chạy dầu vào các giờ cao điểm tối khi không còn nguồn mặt trời.

Về giải pháp, Cục Điều tiết điện lực cho hay sẽ tập trung vào việc điều hành hệ thống và thị trường điện trên cơ sở theo dõi sát diễn biến thủy văn, nhiên liệu, khả dụng tổ máy và tăng trưởng phụ tải để cập nhật kịp thời phương thức vận hành, tăng cường tiết kiệm điện.

Quyết liệt triển khai, đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm như thủy điện Hòa Bình mở rộng, các dự án đường dây 500kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối), các dự án lưới điện giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo, thủy điện nhỏ, mua điện của Lào...

EVNNPC vận hành an toàn hệ thống điện, chủ động ứng phó với các cơn bão EVNNPC vận hành an toàn hệ thống điện, chủ động ứng phó với các cơn bão
EVNNPC gắn biển Công trình Đường dây Bỉm Sơn – Nga Sơn và TBA 110KV Nga Sơn EVNNPC gắn biển Công trình Đường dây Bỉm Sơn – Nga Sơn và TBA 110KV Nga Sơn
EVNNPC triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực trong Tháng Tri ân khách hàng EVNNPC triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực trong Tháng Tri ân khách hàng
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường tiêu đang khó đoán định

Thị trường tiêu đang khó đoán định

Sau khi tăng mạnh trong ngày hôm qua, giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên các nước lại giảm đáng kể. Chuyên gia cho rằng thị trường đang bị chi phối nhiều bởi hoạt động đầu cơ, cho nên bà con nông dân còn trữ tiêu nên cân nhắc, thận trọng bán ra khi cần, tránh bán theo tin đồn.
Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu?

Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu?

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới nhưng có một thực tế là, hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm từ 1.000 - 1.300 đồng/kg, đưa mức giá cà phê trung bình về mốc 120.000 đồng/kg.
Gạo “nhái” Ông Cua được bán công khai trên Shopee

Gạo “nhái” Ông Cua được bán công khai trên Shopee

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh triệt xóa một cơ sở sản xuất gạo giả mạo bao bì nhãn hiệu “Gạo ông Cua” trên địa bàn huyện Tiên Du.
Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên các nước đã bật tăng mạnh từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, đẩy mặt bằng giá tiêu trung bình trên cả nước về quanh mốc 159.000 đồng/kg, ngang với mức trước khi xảy ra đợt điều chỉnh mạnh đầu tuần này.
Giải mã nguyên nhân khiến giá cà phê biến động liên tục

Giải mã nguyên nhân khiến giá cà phê biến động liên tục

Sau khi bật tăng mạnh trong ngày hôm qua, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đảo chiều, giảm 3.000 đồng/kg, xoá sạch đà tăng đạt được và đưa mức giá cà phê trung bình về lại mốc 121.000 đồng/kg.
Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp?

Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp?

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên các nước đã có tín hiệu dần ổn định sau đợt lao dốc đầu tuần này. Mặt bằng giá tiêu trung bình trên cả nước hiện ở quanh mốc 145.000 đồng/kg.
Giá cà phê bật tăng sau dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới giảm 20%

Giá cà phê bật tăng sau dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới giảm 20%

Giá cà phê trong nước hôm nay (26/6) tăng mạnh 3.000 đồng/kg nằm trong khoảng 123.000-124.400 đồng/kg sau khi dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới của Việt Nam có thể tiếp tục giảm tới 20% so với niên vụ trước.
Xem Euro 2024 “đã” nhất với Top 4 loa khuấy động mọi trận cầu

Xem Euro 2024 “đã” nhất với Top 4 loa khuấy động mọi trận cầu

Nâng tầm trải nghiệm EURO 2024 với top 4 loa thanh khuấy động mọi trận cầu, bùng nổ cảm xúc, hòa mình vào bầu không khí cuồng nhiệt.
Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng

Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng

Sau khi bất ngờ lao dốc mạnh trong ngày hôm qua, giá tiêu hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đã có tín hiệu ổn định nhưng tại khu vực Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục chịu áp lực. Mặt bằng giá tiêu trung bình trên cả nước xuống quanh mốc 145.000 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động