Thủ tướng yêu cầu 10 Bộ trưởng rà soát pháp luật tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 10 bộ trưởng tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư,...
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp Thủ tướng lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Ngày 14/8, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính ký công điện gửi 10 bộ trưởng về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

10 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Thủ tướng yêu cầu 10 Bộ trưởng rà soát pháp luật tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính

Công điện nêu rõ, kết quả rà soát kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nêu cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế thuộc các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Các vướng mắc này liên quan đến 79 luật, 3 nghị quyết của Quốc hội, 188 nghị định, 20 quyết định của Thủ tướng và 135 thông tư thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ.

Qua tổng hợp, rà soát của Văn phòng Chính phủ có một số nội dung cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay để tháo gỡ vướng mắc quy định trong 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 10 bộ, ngành nói trên.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn", huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình.

Cụ thể, tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng... quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ.

Thủ tướng yêu cầu 10 Bộ trưởng rà soát pháp luật tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh
Những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp (ảnh minh họa)

Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8, Bộ Tư pháp trình Chính phủ trước ngày 30/8 để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ hai, họp tháng 10 này cho ý kiến.

Với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền.

Về thời hạn, Thủ tướng yêu cầu nhiệm vụ hoàn thành trong quý III năm nay. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 5/10, trong đó nêu rõ những nội dung đã đề xuất sửa đổi, bổ sung; đối với những nội dung không sửa đổi, bổ sung phải giải trình rõ lý do không sửa đổi. Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trước ngày 15/10/2021.

29 luật của 10 bộ gồm:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 luật: Đầu tư, Đầu tư công, Quy hoạch, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, PPP.

Bộ Tài chính có 6 luật: Ngân sách Nhà nước; Phí, lệ phí; Quản lý sử dụng tài sản công; Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Dự trữ quốc gia.

Bộ Công Thương có Luật Điện lực.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Khoáng sản, Bảo vệ môi trường.

Bộ Xây dựng có 5 luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản, Kiến trúc.

Bộ Giao thông Vận tải có 2 luật: Đường sắt, Hàng không Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Luật Lâm nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật giao dịch điện tử

Bộ Tư pháp có 2 luật: Công chứng, Đấu giá tài sản

Bộ Nội vụ có 2 luật: Tổ chức chính quyền địa phương, Tổ chức Chính phủ.

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7 sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam, giúp xoa dịu những lo ngại về căng thẳng thương mại kéo dài.
Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa có con số cụ thể được công bố, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, là “deal tốt” cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời có thể thúc đẩy nội lực sản xuất trong nước nếu được thực thi hợp lý.
Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Từ ngày 1/7/2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm trong 5 năm đầu – thấp hơn 2% so với mức trung bình thị trường. Chính sách mới mở ra cơ hội lớn để hàng triệu người trẻ tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý, trong bối cảnh giá bất động sản và áp lực tài chính vẫn đang là thách thức lớn.
Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định này không chỉ làm rõ các quy định về người nộp thuế, phương pháp tính thuế, hoàn thuế, mà còn hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập các tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025 không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn mở ra một môi trường hoàn toàn mới, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển.
Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính mới được cập nhật trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử sẽ ghi địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính sau sáp nhập, dù giấy đăng ký kinh doanh vẫn thể hiện địa chỉ cũ. Người nộp thuế không bắt buộc thay đổi thông tin ngay.
Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Từ ngày 1/7/2025, 46 nhóm phí, lệ phí chính thức được giảm 50% theo Thông tư 64/2025/TT-BTC, đánh dấu bước đi mới trong chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản hoặc đang thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được công bố hai lần mỗi năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng của gần 70% các nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và châu Âu cùng với 6 khu vực thị trường mới nổi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động