Siết quản lý, định hướng phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử
Chỉ trong một năm qua, hơn 165.000 gian hàng trên các sàn TMĐT đã ngừng hoạt động – tương đương khoảng 3.200 gian hàng đóng cửa mỗi tuần. Riêng trong quý I/2025, đã có hơn 38.000 gian hàng không phát sinh đơn hàng, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam đang bước vào giai đoạn phân hóa rõ rệt: các nhà bán lớn tiếp tục mở rộng quy mô, trong khi các shop nhỏ thiếu chiến lược dài hạn dần bị loại khỏi cuộc chơi.
Ngược lại, nhóm các cửa hàng có doanh thu cao lại ghi nhận tăng trưởng mạnh. Đáng chú ý, số lượng gian hàng đạt doanh thu trên 50 tỷ đồng đã gần như tăng gấp đôi, phản ánh xu hướng dịch chuyển về phía các nhà bán có tiềm lực tài chính, năng lực vận hành và khả năng tối ưu hóa công nghệ.
![]() |
Hơn 165.000 gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử đã ngừng hoạt động trong một năm qua |
Từ góc độ cơ quan quản lý, ông Hoàng Ninh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhận định: sự sàng lọc của thị trường là một diễn biến tất yếu, không phải dấu hiệu bất thường. Những gian hàng uy tín, có sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, chiến lược kinh doanh tốt và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng. Ngược lại, các shop vận hành thiếu định hướng, không đảm bảo chất lượng hoặc không thích ứng kịp với thay đổi sẽ khó trụ lại lâu dài.
Bên cạnh đó, một yếu tố đáng chú ý là mức phí hoa hồng trên các sàn TMĐT hiện có sự khác biệt và thay đổi tùy theo giai đoạn chiến lược. Nếu phí hoa hồng tăng cao, giá hàng hóa có thể bị điều chỉnh tăng theo, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng – đồng thời tạo áp lực cạnh tranh lớn hơn đối với các nhà bán nhỏ.
Trước thực trạng này, Cục TMĐT&KTS cho biết sẽ tiếp tục tăng cường giám sát hoạt động của các sàn TMĐT, yêu cầu công khai minh bạch cơ chế thu phí, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực TMĐT. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng sẽ tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho người bán – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.
Rõ ràng, TMĐT Việt Nam đang chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp hóa và tập trung hơn vào các chủ thể có khả năng thích ứng nhanh. Tuy nhiên, để thị trường phát triển bền vững, không thể chỉ trông chờ vào cơ chế tự điều tiết, mà cần có sự định hướng chính sách kịp thời, hỗ trợ đúng đối tượng và tạo dựng sân chơi công bằng hơn cho mọi thành phần kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Trung tâm nông nghiệp liên kết vùng ĐBSCL: Bước ngoặt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi thao túng, trục lợi thị trường vật liệu xây dựng

Loại bỏ những rào cản để kinh tế tư nhân phát triển theo Nghị quyết 68

Ford Việt Nam mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại TP. Hồ Chí Minh

Định vị thương hiệu sản phẩm thiên nhiên biển Việt Nam: Cơ hội từ UNOC 3

Hải quan Nội Bài triệt phá hai vụ buôn lậu điện thoại qua đường hàng không

CPI tăng 3,21% trong 5 tháng đầu năm

Hành vi không nhận tiền chuyển khoản nhằm "né thuế" có thể bị xử lý hình sự

Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè hấp dẫn nhất châu Á
