Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 9,42 tỷ USD, tăng 60% Nguồn cung thực phẩm cho thị trường phía Bắc không thiếu Dồi dào nguồn cung hàng hóa cho thị trường phía Bắc
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa tại thị trường Trung Quốc.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa tại thị trường Trung Quốc.

Chiều 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Quốc với chủ đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Việt Nam đang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản

Chia sẻ tại hội thảo, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.

Hiện tại, Việt Nam đang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen.

Kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ USD chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Năm 2024 dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ khoảng 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD, chiếm khoảng 70% khối lượng.

Đánh giá về tiềm năng thị trường Trung Quốc, ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các sản phẩm nông sản rau quả sạch, an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, giá thành hợp lý, đây là điểm mạnh của rau quả Việt Nam.

Cùng đó, các hiệp định thương mại (FTA) giữa Việt Nam và Trung Quốc giúp giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt xuất khẩu. Hơn nữa, nhiều loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài, chanh dây, vải… được người tiêu dùng Trung Quốc biết đến và ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và chất lượng không thua kém các nước xung quanh.

Các cửa khẩu ở biên giới Việt Nam nằm rất gần các chợ đầu mối bên Trung Quốc (không nước nào có được) đã rút ngắn rất nhiều thời gian vận chuyển hàng rau quả từ nơi sản xuất đến chợ tiêu thụ phía Trung Quốc, giảm đáng kể chi phí logistics so các nước khác. Kể cả các cảng biển ở Trung Quốc cũng rất gần các cảng của Việt Nam giúp tăng thêm tính cạnh tranh cho ngành hàng rau quả Việt Nam”, ông Nguyên nói về những lợi thế của Việt Nam.

Lợi thế là vậy nhưng xuất khẩu rau củ quả sang Trung Quốc cũng gặp không ít thách thức. Ông Đặng Phúc Nguyên phân tích, thị trường Trung Quốc có rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Australia… và một số nước ở Nam Mỹ như Chi Lê, Peru, Ecuador.. nhất là hàng rau quả sản xuất trong nước của Trung Quốc như chuối, thanh long, vải, nhãn, bưởi, gừng, tỏi.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt, thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật và đáp ứng được yêu cầu này.

Bên cạnh đó, quy định về phytosanitary (vệ sinh thực vật) và kiểm dịch động thực vật của Trung Quốc khá phức tạp mất thời gian.

Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phải có mã số vùng trồng do Hải quan Trung Quốc (GACC) kiểm tra cấp. Các cơ sở chế biến, đóng gói cũng phải đăng ký xin mã số của Hải quan Trung Quốc cấp sau khi kiểm tra nghiêm ngặt.

Hơn nữa, việc tìm kiếm khách hàng và xây dựng kênh phân phối tại Trung Quốc cũng là một thách thức không nhỏ bởi đa số hàng rau quả Việt Nam được bán cho thương lái nhỏ lẻ của Trung Quốc tập trung nhiều ở biên giới phía Bắc Việt Nam.

“Đặc biệt, doanh nghiệp Việt chưa thâm nhập sâu vào thị trường sâu trong nội địa và các tỉnh, khu vực phía Bắc Trung Quốc”, ông Nguyên nhận định.

Doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Ông Nguyễn Trung Kiên, chuyên viên Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương). Ảnh TTXVN

Lưu ý doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Trung Kiên, chuyên viên Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất, tiêu thụ đến 90% vải thiều và 80% thanh long của Việt Nam.

Cùng đó, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn lớn nhất khi chiếm tới 91% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc đồng thời là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam tiêu thụ tới 78,5% tổng giá trị xuất khẩu.

Đặc biệt, Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, theo ông Nguyễn Trung Kiên, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu (tránh bị mất thương hiệu tại thị trường Trung Quốc).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm-kiểm dịch, bao bì truy xuất nguồn gốc.

Để vượt qua thách thức, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng doanh nghiệp cần nắm bắt thời vụ sản xuất hàng rau quả nội địa của Trung Quốc để có biện pháp đối phó hoặc điều chỉnh lịch sản xuất xuất khẩu hàng của Việt Nam, tránh bị cạnh tranh như thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu.

Cùng đó, đầu tư vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo dựng hình ảnh tốt cho sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc nhằm chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm rau quả Việt Nam.

Không chỉ tập trung vào một vài loại trái cây, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, cần đa dạng hóa sản phẩm kể cả sản phẩm chế biến sâu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng về mẫu mã và xuất xứ. Do đó, Chính phủ cần đàm phán và ký kết các nghị định thư với Trung Quốc giúp doanh nghiệp mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu.

Mặt khác, phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để không chỉ tập trung vào chợ đầu mối mà có thể mở rộng thêm đến siêu thị lớn, thị trường ngách sâu trong nội địa hơn.

Chú ý khai thác các tỉnh, khu vực địa phương phía Bắc Trung Quốc như Sơn Đông, Bắc kinh, Thượng Hải…Kết hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc để cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng và phân phối các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.

Cơ hội lớn xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc Cơ hội lớn xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc
Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024 Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024
3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam 3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Chương trình mang ý nghĩa lớn không chỉ trong việc quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của Lâm Đồng mà còn trong việc thúc đẩy kết nối giao thương quốc tế.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.
“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

Đến giữa tháng 2, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 3.500 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2024, có thể nói, sầu riêng Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch.
Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Thanh long vượt sầu riêng, dẫn đầu xuất khẩu trái cây tháng 1 với kim ngạch 58 triệu USD, trong khi sầu riêng giảm 73%, xuống còn 31 triệu USD.
Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Với dân số đạt gần 120 triệu người, GDP hàng năm đạt trên 400 tỷ USD, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sản xuất trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, logistics thì Philippines luôn là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động