Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%

Thông tin được nêu ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 7/10.
Tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1% Vượt ảnh hưởng của siêu bão Yagi, GDP quý III tăng 7,4% Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm
Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, cả năm vượt 7%.

Hải Phòng, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng bão Yagi nhưng vẫn tăng trưởng cao

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ sáng 7/10, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay kinh tế phục hồi tích cực, dù vừa qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi.

Theo đó, tăng trưởng GDP quý III ước đạt 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn 0,7% so với kịch bản đặt ra trước đó (6,7%). Tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP đạt 6,82%.

"Dù gặp khó khăn do bão lũ, nền kinh tế vẫn đạt kết quả tích cực trong quý III và 9 tháng", Bộ trưởng Dũng nêu.

Cũng theo ông Dũng, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng 9 tháng cao, như Bắc Giang (13,89%), Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%). Thậm chí, một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi vẫn giữ được GRDP 9 tháng ở mức cao, như Hải Phòng (9,77%), Quảng Ninh (8,02%), Phú Thọ (9,56%), Lào Cai (7,71%), Cao Bằng (7%), Yên Bái (7,15%)...

theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, bão Yagi ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp, du lịch miền Bắc và gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 81.500 tỷ đồng.

Số liệu cập nhật từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy cơn bão gây ngập úng, thiệt hại cho khoảng 384.800 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả; khiến 35.000 ha nuôi trồng thủy sản và 11.800 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi. Cùng với đó, nhiều cơ sở lưu trú, du lịch bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa, có thể bỏ lỡ mùa khách du lịch cuối năm. "Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cần triển khai kịp thời để họ sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ hạn chế tác động tiêu cực đến tăng trưởng quý IV và đầu 2025", Bộ trưởng Dũng đề nghị.

Ngoài những khó khăn do bão lũ, theo ông Dũng, tốc độ phục hồi đầu tư vẫn chậm, nguồn lực đầu tư của khu vực Nhà nước chưa được kích hoạt hiệu quả. Chưa kể, xuất khẩu dự báo có thể khó khăn hơn trong thời gian tới, nhất từ đầu 2025. Nguyên nhân do tình hình thế giới khó lường, gồm xung đột tại Trung Đông, Ukraina, tăng trưởng sức mua tại các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU chậm lại.

"Do đó, thị trường trong nước sẽ là động lực ngày càng quan trọng", ông nói, cho rằng khu vực này cần được khai thác hiệu quả hơn nữa để duy trì tốc độ tăng trưởng, nền kinh tế tăng khả năng chống chịu với các thách thức từ bên ngoài.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các cấp, ngành, địa phương phối hợp hiệu quả hơn để đạt mục tiêu GDP năm nay trên 7%. Trong đó, ông cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm, Tết Nguyên đán 2025. Các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cần được thúc đẩy.

Phấn đấu tăng trưởng quý IV 7,6 - 8%

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP

Báo cáo Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6 - 8%, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó tập trung hỗ trợ người dân, các trang trại, hộ kinh doanh, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt, nhất là trong khu vực nông nghiệp, thủy sản và du lịch nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2025.

Tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc, giải phóng tối đa nguồn lực đang bị tồn đọng trong các dự án, đất đai cho tăng trưởng và phát triển.

Đồng thời, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các hội đồng điều phối vùng. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, kéo giảm GDP cả năm Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, kéo giảm GDP cả năm
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024 ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024
Tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1% Tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 5,1%
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

5 cổ phiếu nào bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, kiểm soát?

5 cổ phiếu nào bị HOSE đưa vào diện hạn chế giao dịch, kiểm soát?

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tiếp ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với loạt cổ phiếu DAG, SJF, PSH, PMG, KPF.
Xuất khẩu cao su trong tháng 9 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu cao su trong tháng 9 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu cao su tháng 9 tăng 29,2% về lượng và tăng mạnh 68,4% về giá trị. Giá bình quân xuất khẩu cao su đạt mức 1.697 USD/tấn, tăng 30% so với tháng 9 năm trước.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn

9 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng xuất khẩu gạo đã vượt 7 triệu tấn, với mức tăng 9,2%. Giá xuất khẩu gạo bình quân cũng ghi nhận ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1%.
Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu.
Hàng trăm nghìn tấn "báu vật" của Campuchia tiếp tục đổ về Việt Nam

Hàng trăm nghìn tấn "báu vật" của Campuchia tiếp tục đổ về Việt Nam

Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu điều từ thị trường Campuchia trong 8 tháng năm 2024, đạt 797.000 tấn, tăng 32% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ.
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn đã tăng lên trên 4%/năm.
Tại sao tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng cao kỷ lục?

Tại sao tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng cao kỷ lục?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tháng 7/2024, Lượng tiền gửi từ người dân chảy vào hệ thống ngân hàng đạt 6,838 triệu tỉ đồng, tăng 305.672 tỷ, tương ứng với 4,68% so với thời điểm cuối năm 2023. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, phản ánh xu hướng người dân tìm kiếm sự an toàn trong việc gửi tiền vào ngân hàng trong bối cảnh các yếu tố kinh tế không ổn định.
Người dân gửi 6,838 triệu tỉ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Người dân gửi 6,838 triệu tỉ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Tính đến cuối tháng 7/2024, lượng tiền gửi vào ngân hàng của dân cư đạt 6,838 triệu tỉ đồng, đây là mức được xem là cao nhất từ trước đến nay.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng

Trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7 triệu tấn với trị giá 4,37 tỷ USD. Song nước ta đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động