Nắng nóng, giá dừa tươi tăng cao kỷ lục
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng từng ngày Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu? Giá dừa tăng vùn vụt, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu chưa vui? |
![]() |
Giá dừa tươi vọt lên từ 200.000-210.000 đồng/chục, cao nhất trong nhiều năm qua. |
Giá dừa cao nhất trong nhiều năm qua
Nếu như thời điểm này năm ngoái, giá dừa được thương lái thu mua phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu chỉ 100.000-120.000 đồng/chục (12 trái) thì nay giá vọt lên từ 200.000-210.000 đồng/chục, cao nhất trong nhiều năm qua.
Theo những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu dừa ở ĐBSCL, nguyên nhân khiến giá dừa tăng mạnh và thiếu hụt nguyên liệu là do mùa nghịch, cộng với năng suất giảm; ngoài ra tình hình xuất khẩu dừa sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khác cũng khá tốt, vì vậy sản lượng dừa ở ĐBSCL không đáp ứng đủ nhu cầu. Dự báo, giá dừa còn duy trì ở mức cao, bởi đến khoảng tháng 8, tháng 9 thì dừa mới thu hoạch chính vụ.
Không chỉ Việt Nam, các nước trồng dừa chủ lực như Sri Lanka, Philippines và Thái Lan cũng đang đối mặt với tình trạng sản lượng sụt giảm do thời tiết cực đoan và dịch sâu bệnh lan rộng. Mức giá dừa tại các quốc gia này đang tăng 50-100% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Thái Lan, ở các khu vực như Bangkok và Chiang Mai, cuối tháng 4, giá dừa tươi dao động từ 1,45 đến 2,9 USD mỗi kg (tương đương khoảng 49,74 đến 99,48 THB một kg). Cùng thời điểm, giá dừa tươi tại Philippines cũng đang ở mức cao do nguồn cung giảm và nhu cầu toàn cầu tăng mạnh. Giá bán buôn dao động từ 0,4 đến 0,7 USD mỗi kg, trong khi giá bán lẻ tại các thành phố lớn như Manila và Quezon từ 2,68 đến 4,28 USD mỗi kg (khoảng 149-238 peso mỗi kg). Hiện, mỗi trái dừa có trọng lượng 1-2kg (tuỳ loại).
Giá dừa tăng mạnh trên diện rộng do thời tiết cực đoan kéo dài, gây khan hiếm nguyên liệu và căng thẳng chuỗi cung ứng. El Nino gây hạn hán, trong khi La Nina mang mưa lớn và bão trái mùa tại các vùng trồng dừa chủ chốt như Philippines, Thái Lan và Sri Lanka. Dịch sâu bệnh lan rộng, làm suy giảm năng suất tại các quốc gia cung cấp nguyên liệu thô, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ tăng cao, càng đẩy giá dừa lên.
Hướng đến xuất khẩu dừa bền vững
![]() |
Cả nước có gần 200.000ha dừa, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và các tỉnh duyên hải miền Trung. |
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cả nước có gần 200.000ha dừa, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và các tỉnh duyên hải miền Trung.
Từ con số khiêm tốn chỉ xuất đạt 180 triệu USD vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD trong năm 2024. Vào cuối tháng 10-2024, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố xuất khẩu chính ngạch dừa tươi Bến Tre sang thị trường Trung Quốc, tạo thêm bước đi căn cơ cho ngành dừa.
Hiện, Bến Tre có 133 vùng trồng và 14 cơ sở đóng gói được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, để việc xuất khẩu dừa được bền vững, Bộ Nông nghiệp và Môi trường kêu gọi tất cả các đơn vị sản xuất, đóng gói và xuất khẩu… tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kiểm dịch thực vật như đã đề cập tại nghị định thư và các quy định liên quan.
Cần thấy rằng, tuân thủ nghị định thư và các quy định liên quan của Trung Quốc sẽ không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của chúng ta, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khác trên thế giới.
Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh cho hay, đến nay tỉnh được cấp 20 mã số vùng trồng, trong đó có 10 mã đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.
Do diện tích trồng dừa ở Trà Vinh còn manh mún nên việc cấp mã số gặp hạn chế. Tỉnh quy hoạch lại vùng trồng tập trung, hướng VietGAP, hữu cơ và kêu gọi các thành phần tham gia chuỗi giá trị ngành dừa nhằm chuẩn hóa quy trình từ sản xuất đến xuất khẩu, nhất là thị trường tiềm năng Trung Quốc…
Tại Bến Tre, vào năm 2021, tỉnh này đã ban hành Nghị quyết số 07 về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030.
Trong đó, sản phẩm dừa là một chuỗi khá lớn có mức độ liên kết rộng… Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre, đến nay tỉnh đã xây dựng thí điểm 6 vùng sản xuất dừa tập trung. Trong đó, 5 vùng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và 1 vùng sản xuất dừa uống nước.
Cùng với phát triển chuỗi giá trị dừa thì tỉnh xây dựng hàng chục hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tham gia liên kết, tổ chức sản xuất gắn với sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn trong chuỗi sản phẩm dừa.
Từ những mô hình liên kết gắn với doanh nghiệp nên hàng trăm cơ sở sơ chế dừa được hình thành, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương; đồng thời đảm bảo đầu ra cho bà con trồng dừa.
Ông Nguyễn Thế Phương, Phó Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm kết nối Toàn Cầu (Tiền Giang) cho rằng, để ngành dừa phát triển và xuất khẩu tăng trưởng thì cần liên kết giữa nông dân sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ và chính quyền trong hỗ trợ.
Cần xây dựng các chính sách dựa trên đặc tính của dừa và theo từng giai đoạn cung ứng. Đơn cử như thời điểm nguồn cung ít thì chính sách nên hướng đến việc tiêu thụ nội địa; thời điểm nguồn cung dồi dào thì phải tập trung mạnh cho xuất khẩu…
Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam, nước ta có diện tích trồng dừa lớn thứ 5 trên thế giới và là quốc gia xuất khẩu sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong hàng chục năm qua, ngành dừa Việt Nam cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các sản phẩm như cơm dừa, nước dừa, dầu dừa…, đồng thời tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho hàng triệu nông dân, công nhân cùng tham gia.
Ngoài những mặt được trên thì ngành dừa đối mặt với những khó khăn khi năng suất chưa cao, phát triển chuỗi giá trị gia tăng chưa như mong muốn, kết nối với thị trường quốc tế còn ít. Do đó, cần xây dựng chuỗi giá trị toàn diện, hiện đại và bền vững nhằm đưa ngành dừa Việt Nam vươn lên trong thời gian tới…
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Giá cà phê vẫn chưa trở lại mốc 130.000 đồng/kg

Tuần qua, giá heo hơi ba miền giảm từ 1.000 - 2.000 đồng

Truy xuất nguồn gốc - "Chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho doanh nghiệp, người tiêu dùng

Giá cà phê quay đầu tăng, robusta thêm tới 165 USD/tấn

Giá heo hơi tiếp tục "hạ nhiệt" tại miền Nam

Thị trường hồ tiêu được dự báo sôi động sau nghỉ lễ

Giá heo hơi đi ngang sau kỳ nghỉ lễ

Giá cà phê trong nước sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng giá thế giới?

Thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê bật tăng trở lại
