Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ
![]() |
Toàn cảnh buổi Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ. |
Tham dự Lễ ký kết, về phía đại diện Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) có: GS.TS Phạm Văn Thiêm – Chủ tịch Hội VANPS; GS. TS Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội VANPS; GS. Thái Hoàng - Phó Chủ tịch Hội VANPS; ThS. Phạm Quang Trung - Phó Chủ tịch Hội VANPS; GS. Phan Đình Tuấn – Phó Chủ tịch Hội VANPS.
Về phía Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững có: GS.TS Trần Thị Thu Hà - Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và phát triển bền vững.
Về phía Viện Công nghệ xạ hiếm có: TS. Phạm Quang Minh, Viện trưởng Viện.
Về phía Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT có: Bà Vũ Kỳ Liên - Giám đốc Công ty.
![]() |
GS.TS Phạm Văn Thiêm – Chủ tịch Hội VANPS |
Phát biểu tại buổi Lễ ký kết, GS.TS Phạm Văn Thiêm – Chủ tịch Hội VANPS cho biết: "Hôm nay tôi vinh dự được tới đây, trực tiếp tham dự Lễ ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Tôi hy vọng các bên cùng nhau thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dựng của các sản phẩm thiên nhiên, hướng tới phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và canh tác cây trồng nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu".
![]() |
Các bên thực hiện ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ trong. |
Tại buổi Lễ ký kết các bên đã thống nhất hợp tác thực hiện đề tài nghiên cứu chung, thử nghiệm công nghệ, chuyển giao quy trình sản xuất, đào tạo nhân lực và hỗ trợ phát triển sản phẩm trên thị trường.
Trong đó, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ trong gồm:
- Chế tạo các chế phẩm thân thiện với môi trường dùng làm chất kích thích sinh trưởng, chất bảo vệ thực vật, bổ sung phân bón rễ, phân bón lá.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ ứng dụng vi lượng đất hiếm trong nuôi cấy mô cây dược liệu nhằm tăng hoạt tính sinh học.
- Xây dựng quy trình tối ưu, kiểm định chất lượng và đánh giá hiệu quả sản phẩm sau khi ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
- Phối hợp với doanh nghiệp để ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá sản phẩm.
Kết thúc buổi Lễ ký kết hợp tác, Đoàn đã đi thăm quan mô hình trồng dược liệu của Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa
