Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, để đạt được mục tiêu này, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Các đại biểu Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hậu Giang thảo luận tại tổ.
Các đại biểu Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hậu Giang thảo luận tại tổ.

Chiều 14/2, tiếp tục Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Hậu Giang đã thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu bày tỏ nhất trí với Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; nhấn mạnh, chúng ta có khát vọng về đổi mới, phát triển và vươn mình thì việc điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như Chính phủ đề xuất để từ đó có các giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu là hoàn toàn phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì năm 2025 chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên thì giai đoạn 2026 - 2030 mới có thể đạt tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035.

“Đây là chủ trương lớn của Đảng, đòi hỏi Quốc hội phải bàn các giải pháp để từ đó Chính phủ có cơ sở điều hành, các địa phương phải nỗ lực, quyết tâm lớn thì mới đạt được tăng trưởng 8% trở lên”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Muốn đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân. Bởi lẽ trong tổng mức đầu tư toàn xã hội thì đầu tư tư nhân chiếm 55%.

"Đây là yếu tố quyết định cho mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên chứ không phải là đầu tư công", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phân tích thêm, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, vừa qua, hầu hết các địa phương dựa vào nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương để đầu tư nên chưa có sự tăng trưởng mạnh. Khi đầu tư tư nhân phát triển thì sẽ đẩy nền kinh tế phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.

Để phát triển đầu tư tư nhân, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, quan trọng nhất là phải cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm và thấy rằng Chính phủ thực sự mở cửa, thực sự mong chờ nhà đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội Khóa XV đã tập trung tháo gỡ cơ bản các khó khăn, vướng mắc về thể chế do Chính phủ đề xuất, đặc biệt là tại Kỳ họp thứ 7, Kỳ họp thứ 8 và Kỳ họp bất thường lần thứ 9 này. Dẫn các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lẽ ra là có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nhưng Quốc hội đã quyết định điều chỉnh có hiệu lực sớm hơn, từ 1/8/2024, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây cũng chính là tiền đề để Chính phủ điều hành tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2024 để cả năm tăng trưởng GDP đạt 7,09%, hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, lần đầu tiên thu ngân sách nhà nước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng...

Đến nay, Quốc hội đã tháo gỡ hầu hết các khó khăn như sửa đổi Luật Đầu tư công, ban hành 1 luật sửa 4 luật về đầu tư, 1 luật sửa 9 luật về tài chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Chính phủ, các địa phương. Kỳ họp này cũng tập trung tháo gỡ một số cơ chế, chính sách.

"Như vậy, nếu Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư để triển khai sớm các quyết sách của Quốc hội thì đây cũng là một tiền đề để huy động tối đa nguồn lực phát triển đất nước, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Để triển khai thực hiện Đề án, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, phải tập trung ở cả Trung ương và địa phương. Tại Kỳ họp này, Quốc hội xem xét, ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), trong đó phân cấp mạnh cho Chính phủ, địa phương trong ban hành các chính sách, Quốc hội chỉ ban hành luật khung, Chính phủ ban hành nghị định, Bộ ban hành thông tư.

Theo Chủ tịch Quốc hội, chúng ta phải mạnh dạn trong cải cách thủ tục hành chính, trong đó, thủ tục đầu tư phải thông thoáng, cởi mở. Cùng với đó, muốn phát triển kinh tế sâu rộng, bền vững, theo Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ không nên đặt mục tiêu thu ngân sách ngắn hạn mà phải nhìn mục tiêu dài hạn hơn.

"Bây giờ là phải quan tâm bồi dưỡng nguồn thu, thu đúng, thu đủ để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để người dân đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Khi điều kiện, cơ chế thông thoáng sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp và người dân đầu tư. Nếu đặt mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không khuyến khích được đầu tư. Phải là dài hạn", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng... đều là những quyết sách rất là lớn, có tính dài hạn.

Lưu ý 2025 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội, Chính phủ phải cải cách thể chế pháp luật, còn cải cách về thủ tục như thế nào thì Chính phủ sẽ hướng dẫn. Đơn cử như Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, ban hành Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thì Quốc hội cũng quy định khung thôi còn hướng dẫn thủ tục như thế nào, bao nhiêu ngày, bao nhiêu thủ tục thì do Chính phủ ban hành. Nghị quyết cũng không nêu số tiền là bao nhiêu, mà giao Chính phủ cân đối hằng năm. "Như vậy mới là cơ chế, là nghị quyết của Quốc hội cho thông thoáng", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng... đều là những quyết sách rất là lớn, có tính dài hạn.

Trong 6 nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Chính phủ đã rất quan tâm đến việc ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí như: quy hoạch treo, các dự án vướng thủ tục đất công, không sử dụng tài sản tranh chấp, các vụ án kéo dài... Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là chủ trương rất đúng, nhưng để trở thành hiện thực thì còn rất nhiều việc phải làm.

Hiện nay trong nhiều dự án đang triển khai có những dự án bị vướng quy hoạch, có những dự án bị vướng thủ tục và thậm chí vướng về tên thôi, như Luật Đấu thầu quy định phải là liên doanh, nhưng sau khi thắng thầu, trên cơ sở liên doanh họ lập ra công ty thì lại không được chấp nhận.

"Bản chất ở đây không phải là vướng mắc về pháp lý mà là về thủ tục cần phải được tháo gỡ. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng rất trông chờ các biện pháp hành động cụ thể của bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung rất trông chờ biện pháp hành động cụ thể của các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi.

Nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết, Chính phủ ban hành nghị định, thông tư, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề còn lại là quyết tâm triển khai, khó đến đâu, tháo đến đó, tắc đến đâu thì thông đến đó. Đặc biệt cần xem lại khâu triển khai của các địa phương khi trên thực tế vẫn có những địa phương thực hiện tốt, những có những địa phương lại triển khai chậm.

Vì thế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, phải được triển khai đồng bộ từ Đảng, Nhà nước, Trung ương, địa phương đến toàn dân nhằm phát huy sức mạnh tổng thể.

Phân tích ở một khía cạnh khác, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, chúng ta phát động chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thì tham nhũng bây giờ không có vùng cấm, tiêu cực cũng không có vùng cấm. Về lãng phí, nhiều dự án được nêu lên, nhưng xử lý rất chậm. Nêu dẫn chứng cách đây 4 ngày, Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư xung quanh nguồn vốn trung hạn, tại thành phố Cần Thơ có Bệnh viện ung bướu triển khai xây dựng 7 năm nay nhưng tới nay không hoàn thiện, không đưa thiết bị vào. Trong khi người dân miền Tây ùn ùn lên Bệnh viện ung bướu TP.HCM để khám bệnh vì quá tài. "Tôi rất xót ruột", Chủ tịch Quốc hội nói.

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị từng địa phương, bộ ngành phải trực tiếp giải quyết, tháo gỡ mới đẩy nhanh tiến độ.

Đề xuất 05 nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân Đề xuất 05 nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân
Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư sẽ tìm đến nước khác”
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
Minh Kiệt

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Hai tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 1,423 tỷ USD, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Thời gian qua, EU gia tăng số lượng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Những cảnh báo này có thể khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo (tháng 1/4/2025).
Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Đây là dự án góp phần quan trọng trong lộ trình xây dựng huyện Triệu Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV và phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2030.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động