Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Theo Quyết định số 419/QĐ-BNV ngày 14/6/2024, tên viết tắt của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam sẽ được điều chỉnh từ VNPS sang VANPS.


Cụ thể, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam có tên tiếng Anh là: Viet Nam Association of Natural Products Sciences; viết tắt tiếng Anh: VANPS.

Biểu tượng (logo) của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (nếu có) được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam
Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) khóa II, nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt trước đại biểu.

Tôn chỉ, mục đích Hội VANPS

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý, phát triến và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên trên phạm vi cả nước.

Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ hội viên trong hoạt động nghề nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, phát triển trên lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Địa vị pháp lý, trụ sở

Hội VANPS có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ Nội vụ phê duyệt.

Trụ sở chính của Hội đặt tại: Nhà 1H, số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hội có thể thành lập văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.

Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội VANPS

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.

Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ về lĩnh vực hoạt động chính và các bộ, ngành có liên quan về phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Hội VANPS được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản; Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; Tự bảo đảm kinh phí hoạt động; Không vì mục đích lợi nhuận; Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Quyền hạn Hội VANPS

Tuyên truyền mục đích của Hội, phổ biến chính sách, pháp luật về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học các sản phấm thiên nhiên cho các hội viên. Vận động hội viên đoàn kết, cùng góp trí tuệ, tài lực và vật lực để xây dựng phát triển Hội.

Tổ chức, phối họp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.

Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp thông tin về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thấm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.

Chủ động thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, thực hiện các chương trình, dự án nhằm mục đích phát triển lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên của Việt Nam.

Tham gia, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ mới có liên quan đến lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên cho hội viên có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

Biên soạn sách, tạp chí, tập san, bản tin, ấn phẩm, trang thông tin điện tử liên quan đến khoa học các sản phẩm thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.

Được thành lập và chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức, hoạt động, quản lý các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội có lĩnh vực hoạt động phù họp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật, báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thành lập tổ chức pháp nhân và hoạt động của các pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Tạo nguồn thu cho Hội từ hội phí do hội viên đóng góp và từ các nguồn thu họp pháp khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của các có thẩm quyền và báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam
Hội Khoa học các sản phẩm thiên Việt Nam (VANPS) tổ chức cuộc họp Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội khóa II, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Nhiệm vụ của Hội VANPS

1. Hội có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

2. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của Hội. Không được lợi dụng hoạt động của Hội đế làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân, tổ chức.

3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.

4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

5. Hỗ trợ, khuyến khích hội viên mở rộng các quan hệ họp tác, liên kết giữa các hội viên với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khoa học các sản phấm thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

6. Cập nhật và cung cấp các thông tin, diễn biến và xu hướng phát triển, thực tiễn, kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên trong nước, khu vực và quốc tế tới các hội viên và các cơ quan nhà nước có thấm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

7. Tuân thủ các quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện các công việc: Hoạt động hàng năm của Hội; tố chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bât thường; thay đôi các chức danh lãnh đạo chủ chôt; thay đổi địa chỉ trụ sở hoạt động của Hội; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; thành lập văn phòng đại diện và thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội.

8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

9. Chịu trách nhiệm hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Hội, tố chức pháp nhân trực thuộc Hội, hội viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và báo cáo kết quả xác minh, giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Trong trường họp, Hội không tự giải quyết được các tranh chấp, đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thì đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

10. Lập và lưu giữ tại trụ sở Hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các tổ chức trực thuộc Hội; sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của Hội và văn phòng đại diện; biên bản, nghị quyết các cuộc họp, hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra Hội.

11. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.

12. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội và thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Hôi viên, tiêu chuẩn hội viên

1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:

a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam đã và đang hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, phát triên công nghệ, kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, sản xuât kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên, có đủ tiêu chuân theo quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Hội xem xét, quyết định kêt nạp;

b) Hội viên liên kết: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động liên quan đến lĩnh vực khoa học các sản phâm thiên nhiên, có đóng góp tích cực cho sư phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Hội xem xét, công nhận;

c) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, nhưng có đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Ban Thường vụ Hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự.

Tiêu chuẩn hội viên chính thức:

a) Tiêu chuấn hội viên đối với cá nhân: Là công dân Việt Nam từ đủ 18 (mười tám) tuối trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, hoạt động trong lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên;

b) Tiêu chuẩn hội viên đối với tổ chức: Là tổ chức có tư cách pháp nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam. Đại diện hội viên tổ chức gia nhập Hội phải là công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này.

Hội viên chính thức có các quyền sau đây:

a) Được tham dự Đại hội, thảo luận, biểu quyết tại Đại hội; được tự ứng cử hoặc đề cử ứng viên vào Ban Chấp hành Hội, các cơ quan khác của Hội;

b) Được tham gia các hoạt động của Hội theo nguyện vọng khi đáp ứng các điều kiện do Hội quy định; được tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu, triển khai công nghệ liên quan đến lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên;

c) Được thông báo, cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về hoạt động của Hội theo quy định của Hội; được quyền đề đạt ý kiến về các hoạt động của Hội hoặc các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên;

d) Được Hội giúp đỡ, giới thiệu, tư vấn mở rộng các quan hệ họp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hội viên khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;

đ) Được Hội giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam theo Điều lệ và quy định của pháp luật; được miễn, giảm các chi phí tham gia các hoạt động do Hội tổ chức (như bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo,...) theo quy định của Hội;

e) Được khen thưởng và hưởng các quyền khác theo quy định của Điều lệ Hội; được cấp Thẻ hội viên (nếu có);

f) Được giới thiệu hội viên mói; được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia hoạt động Hội;

2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự được hưởng quyền như hội viên chính thức, trừ quyền đề cử, ứng cử và bầu cử vào các chức danh lãnh đạo Hội, thành viên Ban Kiếm tra của Hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp
Toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai Toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những hoạt động nổi bật trong năm 2023 Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những hoạt động nổi bật trong năm 2023
Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội VNPS Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội VNPS
Lãnh đạo Hội VANPS chúc mừng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Lãnh đạo Hội VANPS chúc mừng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Xu hướng sử dụng mỹ phẩm từ thiên nhiên “lên ngôi” nhưng cần thận trọng Xu hướng sử dụng mỹ phẩm từ thiên nhiên “lên ngôi” nhưng cần thận trọng
Lê Quyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Ngày 11/7, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Hội thảo quy tụ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, bảo vệ hàng Việt và tăng hiệu quả quản lý thị trường nội địa.
Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Sáu tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam khi lượng khách quốc tế tăng trưởng ấn tượng. Các chính sách thị thực thông thoáng, chiến lược quảng bá linh hoạt và sự phục hồi của các thị trường trọng điểm được cho là các động lực chính đưa ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt trội.
Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Trong khuôn khổ chuyến thăm Brazil tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô cá tra, basa, rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil, và lô thịt bò đầu tiên của Brazil vào Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước khởi đầu trong chuỗi hợp tác thương mại nông - thủy sản giữa hai nền kinh tế đang nổi mà còn mở ra nhiều cơ hội chiến lược trong lĩnh vực lương thực, năng lượng sinh khối và công nghiệp thực phẩm.
Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo đó, Việt Nam cam kết bảo đảm xuất khẩu gạo ổn định cho Malaysia, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng lương thực bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không. Người dân cần lưu ý sẽ có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y học hiện đại diễn ra sáng 4/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm”. Việc phát triển y dược cổ truyền (YDCT) không chỉ đóng vai trò bảo tồn di sản y học dân tộc mà còn mở ra hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên Việt Nam – một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng.
Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động