Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc.

Cùng tham dự Ngày hội còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; các Thứ trưởng Bộ VHTT&DL: Trịnh Thị Thủy; Tạ Quang Đông; Hồ An Phong và các lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, và đông đảo cộng đồng các dân tộc.

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” mở ra không gian giao lưu đậm đà bản sắc

Phát biểu khai mạc Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Ngày hội là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước, góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời mở ra một không gian giao lưu đậm đà bản sắc, để các chủ thể tự giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình, theo đúng quan điểm của Đảng ta: Nhân dân là chủ thể sáng tạo. Đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng trong việc chấn hưng và phát triển văn hoá.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, trong khuôn khổ Ngày hội, công chúng và du khách sẽ được thưởng thức những chương trình đặc sắc mang đậm bản sắc các dân tộc, với sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân từ 26 cộng đồng dân tộc, 29 lượt cộng đồng huy động của 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền trên cả nước. Thông qua các hoạt động của Ngày hội để giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền đến với bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam tươi đẹp, năng động và giàu bản sắc.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội

"Đến với Ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đã có từ ngàn đời nay, với những hoạt động nổi bật như: Nghi thức mở cửa Tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, một nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh đặc sắc của cộng đồng dân tộc Chăm; Lễ hội khai hạ và giới thiệu, trình diễn lịch tre - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, với những phong tục tập quán độc đáo, gắn liền với mùa màng và sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên; Tái hiện lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận với những điệu múa, lời ca và những nghi lễ mang đậm tinh thần tôn vinh những giá trị cao đẹp, sự gắn kết cộng đồng.

Từ những hoạt động cụ thể này, mỗi người dân, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh của truyền thống, sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân tộc, từ đó phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong quá trình phát triển đất nước cho du khách những trải nghiệm phong phú, sâu sắc về một nền văn hóa đa dạng, thống nhất của dân tộc Việt Nam", Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết.

Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu để xây dựng Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội 'Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc' là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa
Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội 'Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc' là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa.

Phát biểu tại Ngày hội, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, phong phú, độc đáo, đã tạo nên bức tranh văn hóa vừa đa dạng, trong sự thống nhất cao, phản ánh sự sáng tạo và bản lĩnh của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Một trong những giá trị quan trọng nhất của nền văn hóa truyền thống 54 dân tộc anh em chính là tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái, đã tạo sức mạnh nội sinh, là nền tảng giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày nay.

Trong những năm qua, Bộ VHTT&DL đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức nhiều sự kiện văn hoá có ý nghĩa chính trị sâu sắc tại Làng Văn hoá -Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các nghi thức, lễ hội độc đáo đậm sắc màu được hình thành sống động trong dòng chảy văn hoá các dân tộc, đã làm nổi bật những vẻ đẹp đa sắc của văn hoá Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm văn hoá, du lịch cộng đồng, qua đó tiếp tục khẳng định, lan tỏa sức sống giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong phát triển, giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Chủ tịch nước Lương Cường tham gia nghi thức đánh trống khai hội
Chủ tịch nước Lương Cường tham gia nghi thức đánh trống khai hội

Theo Chủ tịch nước, Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" không chỉ là một sự kiện mừng xuân, mà còn là một sự kiện văn hóa, chính trị mang nhiều ý nghĩa. Đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại, giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, qua đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết và đồng hành cùng nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

"Với những thông điệp và tinh thần ấy, sự kiện này thực sự đã trở thành nguồn động viên, khích lệ, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để đất nước ta vươn tới những thành công mới, giàu mạnh và thịnh vượng", Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định.

Chủ tịch nước biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực cố gắng tích cực của Bộ VHTT&DL, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng cộng đồng các dân tộc đã có nhiều sáng kiến, duy trì và phát triển các hoạt động tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam giữa lòng Thủ đô Hà Nội để nhân dân, du khách được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, trong đại gia đình cộng đồng các dân tộc Việt Nam thân yêu.

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà đại diện đồng bào dân tộc trên cả nước
Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà đại diện đồng bào dân tộc trên cả nước

Nhấn mạnh việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Chủ tịch nước lưu ý, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc, đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc.

Trong số đó, cần đặc biệt chú trọng tôn vinh và trân trọng sự đóng góp quan trọng của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc.

Chủ tịch nước đề nghị các địa phương cần tiếp tục tập trung chỉ đạo tổ chức chặt chẽ, hiệu quả việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào, có những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.

Đồng thời, các địa phương cần chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề đào tạo cán bộ, việc làm cho thanh niên, chủ động, tích cực trong góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đồng bào tham gia ngày càng sâu và có hiệu quả hơn vào quá trình phát triển chung của đất nước.

Sau lễ khai mạc, Chủ tịch nước và các đại biểu đã tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội như: Nghi thức mở cửa tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận; Lễ hội Khai hạ và giới thiệu trình diễn Lịch Tre- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường, Hòa Bình và trồng cây lưu niệm.

Chủ tịch nước Lương Cường thực hiện nghi thức mở xá cày đầu tiên để mở đầu cho một năm mới mùa màng bội thu
Chủ tịch nước Lương Cường thực hiện nghi thức mở xá cày đầu tiên để mở đầu cho một năm mới mùa màng bội thu.

Trong chiều cùng ngày, Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động như Chương trình giao lưu Bản Mường vui xuân; tái hiện trích đoạn hát múa dưới cây bông của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa; Chương trình giao lưu Hoa xuân Tây Bắc; giao lưu Raglai mùa xuân về; giao lưu Xuân về trên đền tháp…

Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc diễn ra từ ngày 14-16/02/2025 (ngày 17,18,19 tháng Giêng) (thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật).

Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng với chủ đề "mỗi người trồng một cây xanh" tại không gian các làng dân tộc; Giới thiệu ẩm thực, các món ăn ngày Tết: bánh chưng, bánh tét, xôi nếp nương, gà quay, lợn quay, lạp sườn, rượu cần... (tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Lào, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Khmer); Giới thiệu chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc về mùa xuân, các ca khúc hát về mùa xuân, ca ngợi quê hương đất nước, về Đảng, về Bác tại các làng dân tộc; hoạt động trò chơi dân gian "Hội xuân": nhảy sạp, đi cà kheo, đánh đu... giao lưu tại không gian các nhà dân tộc phía Bắc: Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú cùng các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ cộng hưởng tạo không khí vui tươi, phấn khởi; Giới thiệu sắc phớt hồng hoa Tam giác mạch, sắc trắng của hoa mơ hoa mận, sắc đào Tây Bắc…/.

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đầu Xuân với Văn phòng Chủ tịch nước Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đầu Xuân với Văn phòng Chủ tịch nước
Chủ tịch nước Lương Cường dự Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Ngày 11/7, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Hội thảo quy tụ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, bảo vệ hàng Việt và tăng hiệu quả quản lý thị trường nội địa.
Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Sáu tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam khi lượng khách quốc tế tăng trưởng ấn tượng. Các chính sách thị thực thông thoáng, chiến lược quảng bá linh hoạt và sự phục hồi của các thị trường trọng điểm được cho là các động lực chính đưa ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt trội.
Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Trong khuôn khổ chuyến thăm Brazil tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô cá tra, basa, rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil, và lô thịt bò đầu tiên của Brazil vào Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước khởi đầu trong chuỗi hợp tác thương mại nông - thủy sản giữa hai nền kinh tế đang nổi mà còn mở ra nhiều cơ hội chiến lược trong lĩnh vực lương thực, năng lượng sinh khối và công nghiệp thực phẩm.
Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo đó, Việt Nam cam kết bảo đảm xuất khẩu gạo ổn định cho Malaysia, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng lương thực bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không. Người dân cần lưu ý sẽ có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y học hiện đại diễn ra sáng 4/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm”. Việc phát triển y dược cổ truyền (YDCT) không chỉ đóng vai trò bảo tồn di sản y học dân tộc mà còn mở ra hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên Việt Nam – một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng.
Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động