Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu, Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu Mỹ áp thuế 25%, doanh nghiệp nhôm, thép Việt cần làm gì để ứng phó?
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa

Chiều 2/4 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Chính sách này được đưa ra nhằm phản ứng trước các biện pháp thuế quan và hàng rào thương mại mà nhiều nước khác đang áp dụng đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời nhằm thu hẹp tình trạng thâm hụt thương mại của quốc gia này.

Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, Thái Lan bị áp thuế 36% đối với 72% tổng lượng hàng hóa, tiếp theo là Indonesia (32%, 64%), Malaysia (24%, 47%), Philippines (17%, 34%), Singapore (10%, 10%);

Trong danh sách các quốc gia và nền kinh tế bị áp thuế lần này, đáng chú ý là Trung Quốc (34%, 67%), Liên minh châu Âu (20%, 39%), Sri Lanka (44%, 88%), Bangladesh (37%, 74%), Đài Loan (32%, 64%), Thụy Sĩ (31%, 61%), Nam Phi (30%, 60%), Pakistan (29%, 58%), Ấn Độ (26%, 52%), Hàn Quốc (25%, 50%), Nhật Bản (24%, 46%), Israel (17%, 33%).

Bình luận về động thái của chính quyền ông Trump, TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp Đại học Bristol, Anh cho rằng, mức thuế ban đầu mà Mỹ áp với Việt Nam tệ hơn so với dự báo của giới phân tích. Điều này sẽ khiến nhiều thị trường sẽ bị bất ngờ.

Bên cạnh đó, giới phân tích chính trị tin rằng sẽ có trả đũa từ các quốc gia bị áp thuế. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã khuyên các nước khoan trả đũa thuế quan, chờ đàm phán. Theo lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, nếu các nước không trả đũa, các mức thuế quan mà ông Trump công bố sẽ không tăng cao thêm nữa.

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn dự báo, các cuộc thương thảo với chính quyền Trump sẽ diễn ra ráo riết hơn nhưng khoảng cách quá xa để về mức một số nước muốn, cho nên có thể trả đũa sẽ diễn ra sớm hơn. Điểm đáng nói, là con số 90% thuế mà Việt Nam áp hàng nhập khẩu Mỹ mà ông Trump công bố và vấn đề "thao túng tiền tệ và rào cản thương mại" mà ông Trump nói khi công bố thuế của Việt Nam.

"Không loại trừ khả năng đây có thể là một chiêu 'trả giá', ông Trump thường đưa ra các 'chiêu bài' áp thuế quan cao để đàm phán và sau đó hạ xuống. Và nếu thị trường phản ứng quá tệ, Mỹ có thể sẽ dùng đến 'chiêu bài' danh sách hàng hóa ngoại lệ", ông Tuấn nói.

Đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử sẽ bị ảnh hưởng lớn

Mỹ hiện đang dẫn đầu các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn của Mỹ và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nhiều loại hàng hóa cho thị trường Mỹ. Điện tử, dệt may, giày dép, nông sản... là các mặt hàng có kim ngạch lớn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 2 tháng năm 2025 đạt hơn 19,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao (hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh), các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.

Trong năm 2024, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 23,2 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,4% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 22,05 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 18,4%. Tiếp đến là mặt hàng dệt may đạt 16,1 tỷ USD, chiếm 13,5% tỷ trọng xuất khẩu.

Trong 2 tháng năm 2025, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu vẫn là nhóm mặt hàng vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22,1% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 3,3 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 16,8%.

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 2 tháng đầu năm 2025 so với năm trước đó: Đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 154,8%; dây điện và dây cáp điện tăng 65%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tâng 124,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày tăng 50%; cà phê tăng 53,1%; hàng rau quả tăng 65%.

Khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam hàng loạt ngành nghề Việt Nam như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản sẽ bị ảnh hưởng lớn từ mức thuế nêu trên.

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?
Hàng loạt ngành nghề Việt Nam như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản sẽ bị ảnh hưởng lớn từ mức thuế nêu trên.

Ông Ngô Chơn Trí, giám đốc vận hành nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất Yes4All, cho biết từ đêm qua, nhiều nhân sự của công ty đã trao đổi về vấn đề thuế và sáng nay họp khẩn.

"Chúng tôi mới nhận được tin của một khách hàng Mỹ mới nói rằng 10% áp dụng cho tất cả các ngành nghề, còn mức 46% chỉ áp dụng cho nông sản và máy móc. Chúng tôi sẽ kiểm tra với nhiều đầu mối, kể cả hãng tàu để kiểm chứng lại thông tin này" - ông Trí cho biết.

Còn ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho biết sáng nay sẽ họp trao đổi với các hội viên, trao đổi cung cấp thông tin chính xác về mức thuế mới của Mỹ cũng như đưa ra một số kiến nghị đề xuất,, theo Báo Tuổi Trẻ.

Các doanh nghiệp có tiếp tục sản xuất tại Việt Nam?

Với chính sách thuế quan mới, câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp có tiếp tục sản xuất tại Việt Nam hay sẽ tìm đến một quốc gia khác?

Việt Nam từng là điểm đến lý tưởng nhờ chi phí nhân công thấp, cơ sở hạ tầng phát triển và chính sách thương mại thuận lợi. Nhưng với thuế nhập khẩu cao, các công ty có thể phải cân nhắc lại. Nhưng việc di dời nhà máy không phải là điều dễ dàng, vì nó đòi hỏi chi phí cao và thời gian dài để xây dựng lại chuỗi cung ứng.

Tháng trước, trong một cuộc họp về kết quả kinh doanh, một nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về mức độ phụ thuộc của American Eagle Outfitters vào Việt Nam.

Giám đốc tài chính Michael Mathias cho biết sản lượng của thương hiệu quần jeans và trang phục của họ đang được chia đều giữa Việt Nam và Trung Quốc, mỗi nước chiếm khoảng 18-20%. Tuy nhiên, công ty dự kiến sẽ cắt giảm tỷ lệ này xuống còn một con số vào nửa cuối năm nay.

Cổ phiếu của American Eagle đã giảm hơn 5% vào thứ Tư. Công ty hiện chưa có phản hồi chính thức về vấn đề này.

Cả Mathias và CEO Jay Schottenstein đều nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh thuế quan có thể thay đổi, điều quan trọng là phải giữ được sự linh hoạt. Họ chưa thể khẳng định những quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng và chính sách mới sẽ tác động ra sao.

Schottenstein nhắc lại tình huống tương tự cách đây tám năm, khi chính quyền Trump đầu tiên đưa ra các biện pháp thuế quan khiến American Eagle phải điều chỉnh chiến lược sản xuất. Ông cho rằng hiện tại cũng sẽ có một sự thay đổi lớn, nhưng "chưa ai biết diễn biến sẽ ra sao".

“Tôi sẽ không vội vàng”, ông nói. “Nếu phải vội, thì tôi đang vội đi đâu? Tôi thậm chí còn chưa biết mình cần đi đâu.”

Trong thời gian tới, các công ty có thể sẽ phải tìm cách tối ưu hóa sản xuất, thương lượng lại hợp đồng với nhà cung cấp hoặc thậm chí đẩy chi phí lên người tiêu dùng.

Việc chính quyền Trump áp thuế 46% đối với Việt Nam là một cú sốc lớn đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại đây. Dù các công ty có thể tìm cách thích nghi, nhưng chắc chắn rằng giá cả hàng hóa – từ quần áo, giày dép đến đồ nội thất và đồ chơi – sẽ bị ảnh hưởng.

Cuộc chiến thương mại một lần nữa cho thấy sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu và đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có tiếp tục là "công xưởng mới" của thế giới, hay sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch chuyển sản xuất giống như Trung Quốc trước đây?.

Mỹ áp thuế chống bán phá giá với 49 doanh nghiệp Việt xuất khẩu cá tra, cá ba sa Mỹ áp thuế chống bán phá giá với 49 doanh nghiệp Việt xuất khẩu cá tra, cá ba sa
Mỹ áp thuế mới lên hàng nhập khẩu: Thương mại toàn cầu sẽ ra sao? Mỹ áp thuế mới lên hàng nhập khẩu: Thương mại toàn cầu sẽ ra sao?
Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu, Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu, Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động