Hà Nội: Triển khai nhiều kế hoạch để kích cầu tiêu dùng nội địa

Nhằm triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hà Nội đã xây dựng nhiều kế hoạch và tập trung tổ chức triển khai quyết liệt trong thời gian tới.
NHNN: Phải giảm thêm lãi suất để kích cầu tín dụng tiêu dùng TP. HCM: Khai mạc chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020 Kích cầu tiêu dùng nội địa cần giải pháp gì?

Theo Sở Công thương Hà Nội, quý III năm 2020, tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội ước đạt 783 nghìn tỷ đồng tăng 10,1% so với quý III năm 2019 (quý III năm 2019 tăng 11,6%).

Trong đó, doanh thu hoạt động thương nghiệp ước đạt 608 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,7% tổng mức, tăng 8,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 153,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với quý III năm 2019 (quý III năm 2019 tăng 11,3%).

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 99 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,7% tổng mức và tăng 10,2%; doanh thu khách sạn, nhà hàng ước đạt 14,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng mức và giảm 4%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,1% tổng mức và giảm 40,5%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 38 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng mức và tăng 2,8% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Triển khai nhiều kế hoạch để kích cầu tiêu dùng nội địa
Hà Nội thực hiện triển khai nhiều kế hoạch để kích cầu tiêu dùng nội địa (Ảnh minh họa)

Lũy kế 9 tháng đầu năm tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 2.185 nghìn tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu hoạt động thương nghiệp ước đạt 1.753 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,2% tổng mức, tăng 7,9%.

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 5, 6 và đầu tháng 7/2020 có xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa, cùng với các gói hỗ trợ của Chính phủ giúp người dân giảm bớt gánh nặng chi tiêu.

Tuy nhiên sau hơn ba tháng cả nước không có ca nhiễm mới trong cộng đồng và không có ca tử vong nào do dịch, Việt Nam phải đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ hai nên một số ngành, lĩnh vực như du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu, vui chơi giải trí… tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Hà Nội, nhằm triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thành phố cũng đã xây dựng nhiều kế hoạch và tập trung tổ chức triển khai quyết liệt trong thời gian tới, như: Kế hoạch kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2020; Kế hoạch triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Kế hoạch triển khai Đề án huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024; Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2020; Kế hoạch xúc tiến thương mại thành phố Hà Nội năm 2020...

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Tính chung 9 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,47 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 934,98 triệu USD, giá trung bình 635,4 USD/tấn, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với 9 tháng năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động