Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng

Sáng 6/4, Cục Thống kê – Bộ Tài chính đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.

Theo đó, về xuất nhập khẩu, trong tháng 3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%.

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2025 đạt 38,51 tỉ USD, tăng 23,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,08 tỉ USD, tăng 32,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 27,43 tỉ USD, tăng 20,7%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3 tăng 14,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 12,9%.

Tính chung quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 29,02 tỷ USD, tăng 15,0%, chiếm 28,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73,82 tỷ USD, tăng 9,0%, chiếm 71,8%.

Trong quý I/2025 có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 59,9%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2025, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 0,75 tỷ USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 90,92 tỷ USD, chiếm 88,4%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 8,86 tỷ USD, chiếm 8,6%; nhóm hàng thủy sản đạt 2,31 tỷ USD, chiếm 2,3%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2025 đạt 36,88 tỷ USD, tăng 12,9% so với tháng trước.

Tính chung quý I/2025, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 99,68 tỷ USD, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 36,78 tỷ USD, tăng 19,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 62,9 tỷ USD, tăng 15,8%.

Trong quý I/2025 có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 77,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỉ USD, chiếm 44,4%).

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2025, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,1 tỷ USD.

Trong quý I/2025, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ đạt 27,3 tỷ USD tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 9,9 tỷ USD, tăng 15,7%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,6 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2024; nhập siêu từ Trung Quốc 24,9 tỷ USD, tăng 43,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 7,1 tỷ USD, tăng 14,4%; nhập siêu từ ASEAN 3,8 tỷ USD, tăng 83,2%.

Tính chung quý I/2025, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỉ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,7 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,76 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,92 tỉ USD.

Tháo gỡ điểm nghẽn cho hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD
Thủ tướng nhấn mạnh việc Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Hoa Kỳ về 0%..

Thời gian tới, xuất nhập khẩu hàng hoá dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do những chính sách thuế trên thị trường. Đặc biệt là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu mức thuế cao nhất, lên tới 46%.

Tối ngày 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, trong đó đưa ra thông điệp: Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ về 0%, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam; tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để Việt Nam mua hàng hóa của Hoa Kỳ theo nhu cầu; đồng thời tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Diện thuế áp dụng rộng với mức 46% sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mức thuế này có thể làm sụt giảm từ 30–40 tỷ USD đối với 16 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ áp thuế cao cũng khiến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giảm sút. Bên cạnh đó, các vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá sẽ trở nên gay gắt và phức tạp hơn.

"Việt Nam có thể phải giảm thuế cho nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm nông nghiệp; mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ; tạo ưu đãi cho Hoa Kỳ trong việc tham gia các dự án cụ thể tại Việt Nam. Còn đối với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể yêu cầu họ giảm thuế tương ứng cho các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của chúng ta – 16 danh mục chính, chiếm khoảng 91–92% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ", Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, đối với đối tác quan trọng hàng đầu là Hoa Kỳ, tại cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chiều 5/4, Thủ tướng nhấn mạnh việc Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này về 0%.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Hoa Kỳ.

Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu tổng thể, chiến lược là vẫn phải ổn định đất nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; ổn định để phát triển, phát triển để ổn định; nhân dân phải được ấm no, hạnh phúc, được tự do kinh doanh, được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới là không thay đổi để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Hoa Kỳ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán với Hoa Kỳ cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.

Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 2 đạt 63,77 tỷ USD Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 2 đạt 63,77 tỷ USD
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo đó, Việt Nam cam kết bảo đảm xuất khẩu gạo ổn định cho Malaysia, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng lương thực bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không. Người dân cần lưu ý sẽ có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y học hiện đại diễn ra sáng 4/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Phải đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm”. Việc phát triển y dược cổ truyền (YDCT) không chỉ đóng vai trò bảo tồn di sản y học dân tộc mà còn mở ra hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên Việt Nam – một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác tương xứng.
Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Nhằm tinh gọn bộ máy và phân cấp rõ thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT, công bố 48 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó 32 thủ tục sẽ được ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện chính quyền hai cấp, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động