Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chiếc bảng tính thuế đối ứng ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS

Rạng sáng ngày 03/4/2025 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu mức thuế cao nhất, lên tới 46%. Mức thuế này chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong đó đặc biệt ngành thủy sản.

Trước tình hình này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 46/CV-VASEP kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng.

Sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân bị “đe dọa”

Theo VASEP, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm khoảng 2 tỷ USD sang Hoa Kỳ, chiếm 1/5 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường này đang không chỉ giữ thị phần số 1 mà còn có tính định hướng cao đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Hoa Kỳ là thị trường lớn, truyền thống và có tính dẫn dắt đối với thủy sản thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, 70% các sản phẩm xuất khẩu là thủy sản nuôi trồng (tôm, cá tra, nhuyễn thể, cá nước ngọt khác) đang gắn với sinh kế của hàng trăm nghìn nông dân tại các địa phương. Tương tự, 30% sản phẩm xuất khẩu là từ hải sản khai thác - là sinh kế, nguồn sống của hàng trăm ngàn ngư dân Việt Nam. Hoa Kỳ đang là thị trường nhập khẩu số 1 của tôm, cá ngừ, thị trường số 2 của cá tra Việt Nam.

Theo VASEP hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ với những đơn hàng lớn, giá trị cao.

Trong bối cảnh cạnh tranh cao và thuế chống bán phá giá, phương thức vận chuyển hàng thủy sản chủ yếu là DDP (giao hàng tận kho) khi xuất khẩu sang Mỹ, nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam phải trả toàn bộ chi phí (vận chuyển, bảo hiểm, thuế) trước khi giao hàng và chờ thanh toán từ đối tác Mỹ.

“Do vậy, mức thuế mới khiến cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hoang mang lo ngại về khả năng mất thị trường lớn này và cả những thiệt hại to lớn với nhiều lô hàng đang trên đường vận chuyển tới Mỹ có thể bị áp mức thuế cao 46%”, VASEP cho hay .

Theo thống kê nhanh, sơ bộ và chưa đầy đủ của Hiệp hội VASEP trong buổi sáng ngày 03/04 ngay khi có thông tin Mỹ áp mức thuế cao 46%, hiện có khoảng 37.500 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ, và khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5/2025, với nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm 2025 khoảng 38.500 tấn. Đây là những con số sơ bộ vô cùng lớn với ngành thủy sản, không chỉ là tài sản của bà con nông-ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam làm ra mà điều quan trọng hơn là sinh kế và những đầu tư, kế hoạch sản xuất đã chuẩn bị để cung ứng cho thị trường Mỹ bị đe dọa.

Mỹ áp thuế đối ứng 46% Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng
Thống kê sơ bộ hiện có khoảng 37.500 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ

Chính sách thuế không rõ ràng gây rủi ro lớn

Việc Mỹ áp mức thuế bổ sung 10% cho hàng hóa nhập khẩu có ngày xếp hàng lên tàu (load onto vessels) hoặc rút hàng khỏi kho ngoại quan đưa vào tiêu thụ nội địa từ sau ngày 05/4/2025 đến trước ngày 09/4/2025. Ngoại trừ: hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất hàng và đang trong quá trình vận chuyển (trên phương thức vận chuyển cuối cùng) trước 12:01 ngày 05/4/2025, và nhập khẩu để tiêu thụ sau thời điểm này, sẽ không chịu thuế suất bổ sung này;

Áp thuế 46% cho hàng hóa nhập khẩu có ngày xếp hàng lên tàu (load onto vessels) hoặc rút hàng khỏi kho ngoại quan đưa vào tiêu thụ nội địa từ sau ngày 09/4/2025. Ngoại trừ: hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất hàng và đang trong quá trình vận chuyển (trên phương thức vận chuyển cuối cùng) trước 12:01 ngày 09/4/2025, và nhập khẩu sau thời điểm này, sẽ không chịu mức thuế suất đối ứng này.

Theo VASEP sự không rõ ràng trong chính sách hiện tại dẫn đến các khả năng, nếu Hải quan Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng (sau 09/4/2025), các lô hàng đang vận chuyển sẽ chịu mức thuế 46%. Điều này gây thiệt hại lớn vì doanh nghiệp đã ký hợp đồng đồng theo phương thức DDP (trả thuế và giao hàng cho khách hàng tại Mỹ) với giá dựa trên mức thuế hiện tại (thường 0% hoặc 5,5-7% do thuế chống bán phá giá).

Với mức thuế 46%, cao hơn nhiều so với mức thuế áp cho các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh, thủy sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị trường quan trọng nhất này, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ vì các nước xuất khẩu thủy sản khác đều có mức thuế thấp hơn nhiều so với Việt Nam (Ấn Độ: 26%, Ecuador 10%, Indonesia 32%, Thái Lan 36%...)

Giảm mức thuế phù hợp với thu nhập của người Mỹ

Mỹ áp thuế đối ứng 46% Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng
VASEP đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Trước tình thế khẩn cấp này, Hiệp hội VASEP đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành sớm có phương án đàm phán với Chính phủ Mỹ để giúp ngành thủy sản.

Cụ thể, xác định thống nhất mốc thời gian áp dụng mức thuế nhập khẩu mới với Chính phủ Mỹ và đề nghị Chính phủ Mỹ thông báo cho cơ quan Hải quan Mỹ áp dụng mốc thời gian "load onto vessels" là ngày xuất khẩu được xác định trên vận đơn B/L".

Đàm phán điều chỉnh giảm mức thuế xuống mức phù hợp nhất - dựa trên thực tế là: Việt Nam không thao túng tiền tệ (theo báo cáo Bộ Tài chính Mỹ gần nhất). Thặng dư thương mại là kết quả của chuỗi cung ứng toàn cầu mà trong đó có nhiều sản phẩm, nhãn hàng có sự tham gia của một số doanh nghiệp Mỹ. Nông thủy sản là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân nên đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét mức thuế phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Mỹ.

Trong chuỗi cung ứng của ngành nuôi trồng thủy sản, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu hàng ngàn tấn khô đậu tương từ Mỹ với mức thuế nhập khẩu hiện nay là 0%.

Theo đó, đàm phán với Chính phủ Mỹ không áp mức 46% lên tất cả các mặt hàng, cần tách riêng mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng theo danh mục hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ với mức thuế tương ứng.

Đồng thời, Chính phủ Việt Nam xem xét chủ động giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hoá là thuỷ sản được nhập khẩu từ Mỹ. Trong đó, đặc biệt chú ý tới các sản phẩm chủ lực như tôm, cá ngừ,…vì thực tế nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ Mỹ là không đáng kể và thậm chí gần như không có (ví dụ: cá ngừ). Việc này để có cơ sở đàm phán và đề nghị phía Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu đối ứng là 0% tương tự phía Việt Nam áp dụng cho Mỹ.

Ngoài ra VASEP cũng khuyến nghị doanh nghiệp hội viên: Cân nhắc kỹ thời gian và kế hoạch xuất hàng để tránh bị áp mức thuế không mong muốn. Không nên xuất hàng từ ngày 5/4/2025 để tránh bị áp thuế bổ sung 10%; Không xuất hàng từ ngày 9/4/2025 để tránh mức thuế đối ứng 46%.

Các doanh nghiệp chờ hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ ngành (nếu có) để quyết định các phương án và kế hoạch xuất khẩu tiếp theo.

Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam Giá tiêu ổn định sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam
Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng
Hàng Việt gặp Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó
Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó Mỹ áp thuế đối ứng 46%, doanh nghiệp tìm cách vượt khó
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Hai tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 1,423 tỷ USD, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Thời gian qua, EU gia tăng số lượng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Những cảnh báo này có thể khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo (tháng 1/4/2025).
Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Đây là dự án góp phần quan trọng trong lộ trình xây dựng huyện Triệu Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV và phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2030.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động