Giảm lệ phí trước bạ cho ô tô trong nước: Cú hích cho thị trường nhưng gây nhiều hệ lụy?
Bộ Tài chính: Đề xuất gia hạn phí trước bạ ô tô trong nước thêm 6 tháng Xe nhập khẩu kiến nghị được giảm phí trước bạ Các hãng ôtô đua nhau giảm lệ phí trước bạ vào dịp cuối năm |
Dây chuyền hàn robot trong nhà máy ô tô VinFast tại Hải Phòng. |
Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ về đề xuất phương án cân nhắc không giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Lý do được Bộ Tài chính đưa ra là bởi lo ngại việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương cũng bày tỏ lo ngại đề xuất này sẽ về vi phạm cam kết quốc tế, dẫn tới nguy cơ bị xử phạt vi phạm hoặc trả đũa từ các nước mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang, cần xây dựng phương án để chủ động ứng phó.
Bộ Tài chính cho biết, tại công văn ngày 26/4/2024 và Tờ trình Chính phủ số 121/TTr-BTC ngày 31/5/2024, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chi tiết về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Bộ Tài chính đánh giá cụ thể tác động của việc giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, việc vi phạm các cam kết quốc tế và đề xuất 2 phương án.
Phương án 1: cân nhắc không thực hiện giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Phương án 2: giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng.
Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ thực hiện theo phương án 1.
Thông tin mới nhất của Bộ Tài chính ngay lập tức có động rất lớn tới toàn thị trường xe Việt vì vấn đề giảm lệ phí trước bạ 50% cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước lâu nay được dư luận rất quan tâm.
Cú hích cho thị trường ô tô
Ngay từ đầu năm 2024 một số doanh nghiệp đã đề xuất Chính phủ tiếp tục hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ và gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Giảm lệ phí trước bạ, không làm giảm giá bán xe, bởi đây là khoản thu sau khi khách hàng đã mua xe, nhưng sẽ làm giảm chi phí lăn bánh. Theo tính toán, khi giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng mua ô tô dưới 10 chỗ, sử dụng xăng dầu, sản xuất lắp ráp trong nước, sẽ tiết kiệm được khoản tiền từ 15 - 300 triệu đồng, tùy từng mẫu xe. Qua đó kích cầu thị trường, giúp ô tô trong nước gia tăng sản lượng.
"Tôi cho rằng, nhu cầu tiêu dùng ô tô phụ thuộc rất nhiều yếu tố và có những biến động. Do đó, nếu được giảm thuế trước bạ, người tiêu dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên. Chính sách hỗ trợ được ban hành sẽ giúp người dân tiếp cận mức giá tốt, kích thích mua sắm trong bối cảnh thị trường tiêu thụ ô tô đang có xu hướng sụt giảm mạnh" - Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam chia sẻ.
Ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Kinh doanh Huyndai Phạm Văn Đồng (Hà Nội) cho biết: "Việc giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô mới lắp ráp trong nước sẽ giúp các hãng xe tăng được doanh số bán hàng, cải thiện thị phần, cải thiện thúc đẩy hoạt động sản xuất sản phẩm. Còn với các showroom, sẽ giúp tăng lượng khách hàng tìm hiểu và mua xe. Từ đó sẽ giúp các showroom tăng được doanh số và giải quyết được bài toán hàng tồn kho. Còn về phần người tiêu dùng, việc giảm thuế trước bạ sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể khiến họ dễ dàng tiếp cận và quyết định dễ dàng mua cho mình một chiếc xe. Tôi nghĩ đây là một chính sách tốt, hài hòa được lợi ích của nhiều phía".
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Công Quang - Trưởng phòng bán hàng, Mitsubishi Cầu Diễn, TP Hà Nội đánh giá. "Tôi cũng cho rằng việc giảm phí trước bạ là sự chung tay cần thiết của các cơ quan chức năng nhằm giúp đỡ thị trường xe ô tô lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, để doanh số bán hàng thực sự được bứt phá như kỳ vọng thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác nữa. Chúng tôi kỳ vọng, khi áp dụng giảm phí trước bạ, con số tăng trưởng là khoảng 20% so với từ thời điểm giảm thuế trước bạ năm 2023".
Giảm lệ phí trước bạ giúp kích cầu thị trường ô tô trong nước. |
Gây ra nhiều hệ lụy?
Phân tích trên VTC News, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, việc giảm 50% lệ phí trước bạ nhằm kích thích nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đối với thị trường ô tô trong nước được coi là chính sách phù hợp và cũng đã đạt nhiều kết quả sau 3 lần giảm vừa qua. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong nước với xe nhập khẩu.
“Xe nhập khẩu vẫn phải chịu đủ loại thuế, trong khi xe trong nước đã rẻ hơn lại được giảm thuế đáng kể. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đây là việc chúng ta cần quan tâm. Việt Nam đã hội nhập rất sâu và rộng, tham gia rất nhiều hiệp ước FTA và phải thực hiện những cam kết thuộc về phía trách nhiệm của Việt Nam. Do vậy, chúng ta phải suy nghĩ kỹ xem có nên giảm hay không?”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, ông Lâm cho rằng, việc giảm lệ phí trước bạ chỉ tạo ra sự kích thích nhu cầu tiêu dùng với một bộ phận người có tiền mua xe chứ không ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế từ chính sách này.
“Họ có tiền mua xe vài trăm triệu cho tới cả tỷ đồng thì việc được giảm phí trước bạ khoảng vài chục triệu đồng không phải là quá quan trọng. Trong khi đó, việc giảm về lâu dài sẽ tạo một số hệ lụy đối với xã hội mà trước mắt là tiền ngân sách sẽ bị thất thu đáng kể”, ông Lâm nói.
Ở góc độ khác, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm còn e ngại việc giảm lệ phí trước bạ sẽ kích cầu tiêu dùng, người dân sẽ mua xe cá nhân nhiều hơn, nhanh chóng hơn gây áp lực cho cơ sở hạ tầng giao thông đang quá tải, chưa kịp hoàn thiện, khiến phương tiện công cộng khó phát triển, đồng thời mục tiêu Net Zero cũng bị ảnh hưởng theo.
Vì thế theo ông Lâm, việc thúc đẩy phát triển phương tiện cá nhân thông qua chính sách giảm lệ phí trước bạ sẽ gây xung đột về chiến lược phát triển giao thông.
“Chúng ta đang khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng, giảm thiểu phương tiện cá nhân để giảm phát thải. Với việc kích cầu tiêu dùng, lượng xe cá nhân tăng, những mục tiêu trên sẽ khó có thể thực hiện được. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm không giảm lệ phí trước bạ, thậm chí còn phải đánh thuế cao để hạn chế phát triển phương tiện cá nhân. Các nước phát triển như Nhật Bản, Singapore…họ đánh thuế xe ô tô cá nhân rất cao để phát triển các phương tiện công cộng”, chuyên gia nêu ý kiến.
Honda CR-V và Honda City ‘tung’ ưu đãi 100% lệ phí trước bạ đầu năm |
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 1/7 |
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023 |