Giá tôm khô lên đến 1,8 triệu đồng/kg, mách bạn cách làm tôm khô tại nhà cực đơn giản
Tôm Cà Mau có thêm chứng nhận cấp quốc tế với tiêu chuẩn BAP Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau |
Giá tôm khô đất loại 1 tăng khoảng 200.000 đồng mỗi ký so với năm ngoái, lên 1,8 triệu. Tôm khô loại 2 hiện có giá khoảng 1,3 triệu đồng một ký. |
Theo thông tin trên Báo VnE, ông Bùi Văn Chương, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất tôm khô Tân Phát Lợi ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), cho biết giá tôm khô đất loại 1 tăng khoảng 200.000 đồng mỗi ký so với năm ngoái, lên 1,8 triệu. Tôm khô loại 2 hiện có giá khoảng 1,3 triệu đồng một ký. Càng cận Tết, giá mặt hàng này càng tăng thêm.
Theo ông Chương, dù giá tôm khô tăng cao, hiện đơn vị không có sản phẩm để bán và đã ngưng nhận đặt hàng. Lượng tôm khô xuất bán trong mùa Tết năm nay giảm khoảng 70% do giá tôm nguyên liệu tăng cao, khan hiếm.
"Tôm đất nguyên liệu đã cạn nguồn từ tháng trước", ông nói và cho biết hiện giá tôm nguyên liệu này khoảng 190.000 đồng mỗi ký loại 150 con. Để làm một kg tôm khô thành phẩm cần khoảng 7-8 kg tôm đất.
Hiện toàn tỉnh Cà Mau có hơn 100 cơ sở sản xuất tôm khô, tập trung nhiều ở địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào như huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề làm tôm khô tỉnh Cà Mau là di sản văn hóa phi vật thể.
Dưới đây là chi tiết về quy trình sản xuất tôm khô với 7 bước ai cũng có thể thực hiện được:
Luộc chín tôm trước khi phơi khô. |
Bước 1: Chọn nguyên liệu sản xuất tôm khô
Bước này cực kì quan trọng bởi nó quyết định chủ yếu đến chất lượng của tôm khô
Tôm chọn phải là tôm tươi sống, tôm tròn, mập không bị yếu hoặc gầy ốm
Tùy theo mẻ tôm mà ta có thể chọn các loại tôm như: tôm sắt, tôm thẻ, tôm he, tôm đất…
Bước 2: Làm chín
Thường quá trình này sẽ là luộc tôm, bước này cực kì quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm sau khi khô
Thông thường mỗi mẻ luộc tầm 10kg thì sẽ cho vào 100g muối trắng
Luộc trong 20 phút, sau khi tôm đã chín chuyển đều sang màu đỏ thì vớt ra
Lúc này thịt tôm đã co lại và tách hoàn toàn khỏi vỏ tôm
Bước 3: Phơi hoặc sấy khô
Phơi khô tự nhiên ít nhất 1 lần, sấy khô ít nhất 2 lần để đảm bảo độ khô và thịt tôm cứng lại
Tùy theo nắng to nhỏ và theo kinh nghiệm để biết lúc nào tôm đã phơi khô hoàn toàn, bởi tôm khô quá ăn giảm vị ngọt, tôm chưa khô thì ăn sẽ giảm độ giòn và bảo quản không được lâu.
Bước 4: Làm sạch vỏ tôm
Sau khi tôm đã phơi khô ta tiến hành bước loại bỏ vỏ và đầu tôm, chỉ giữ lại phần thịt tôm
Bước này có thể làm thủ công hoặc quy mô sản xuất lớn thì có thể dùng máy tách cho nhanh
Bước 5: Phân loại
Sau khi tách vỏ tôm tiến hành phân loại và sàng lọc những thành phẩm chưa đạt yêu cầu, chỉ giữa lại những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng.
Ngoài ra, bước này cũng sẽ phân loại tôm to, tôm nhỏ trước khi đến tay khách hàng.
Bước 6: Đóng gói
Sau khi hoàn tất các bước trên thì tiến hành đóng gói sản phẩm
Tùy theo các bên mà cách đóng gói sẽ khác nhau, thông thường sẽ là túi hút chân không hoặc trong hũ kín
Bước 7: Bảo quản
Bảo quản tôm khô thường sẽ bỏ trong ngăn đông (ngăn đá) để tôm được khô ngon như lúc ban đầu. Còn để môi trường ngoài thì cần kiểm tra liên tục và mang ra phơi ngoài nắng thường xuyên hơn.
Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam |
Cà Mau khẳng định vận chuyển cua xuất khẩu diễn ra bình thường |