Giá hồ tiêu hôm nay 31/7/2022: Tăng 1.500 đồng/kg trong tuần
Giá hồ tiêu hôm nay 28/7/2022: Không ghi nhận điều chỉnh mới Giá hồ tiêu hôm nay 29/7/2022: Đứng yên toàn thị trường Giá hồ tiêu hôm nay 30/7/2022: Duy trì ổn định toàn thị trường |
Thị trường hồ tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Trong phiên cuối tuần cũng là phiên cuối tháng 7/2022, thị trường hồ tiêu trong nước tăng nhẹ.
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 31/7/2022: Tăng 1.500 đồng/kg trong tuần |
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Lực mua tại biên giới phía Bắc tăng là nguyên nhân chính giúp thị trường khởi sắc 10 ngày cuối tháng.
Kết thúc tuần, giá tiêu trong nước tăng trung bình 1.500 đồng/kg. Tổng kết tháng 7/2022, thị trường cao hơn đầu tháng 1.000 - 2.000 đồng/kg, tùy từng địa phương, trong đó mức tăng mạnh nhất ghi nhận ở Đông Nam Bộ.
Trong tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 100 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.800 USD/tấn với tiêu trắng. Đây là mức giá bằng vào thời điểm cuối tháng 6/2022.
Trên phạm vi toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá thị trường tuần này cho thấy triển vọng khá tích cực, không có quốc gia nào báo giảm.
Tại cuộc họp quý 2 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức gần đây, các ý kiến đưa ra cho thấy, hiện tại Đăk Nông, mặc dù thời tiết mưa nhiều khiến chuỗi tiêu thưa hạt nhưng tình hình mùa vụ cho thấy dấu hiệu khả quan khi năng suất chuỗi trên trụ có thể tăng. Trong thời gian tới giá chỉ có thể tăng nhẹ.
Trong khi đó, nhiều vùng tại Đăk Lăk khả năng mất mùa cao. Có vùng diện tích liên kết RA từ 1.200 tấn ở vụ trước nhưng dự kiến sản lượng chỉ đạt khoảng 400 tấn trong vụ tới. Giống tiêu được trồng chỉ khoảng 2-3 năm nay bị chết nhiều. Nhiều diện tích hồ tiêu đã chuyển sang trồng sầu riêng.
Nhìn chung, sản lượng dự kiến khu vực này không cao hơn năm trước. Nhu cầu chậm lại khiến doanh nghiệp không bán được hàng. Khả năng giá có thể tăng nhưng không mạnh.
Cập nhật thông tin hồ tiêu thế giới
Thương mại hồ tiêu toàn cầu trong nửa đầu năm nay ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu của các nhà cung cấp hàng đầu như Việt Nam, Brazil, Indonesia giảm lần lượt là 19,7%, 17% và 16%.
Nhu cầu hồ tiêu tại Trung Quốc, một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, giảm do chính sách Zero COVID và những biến động xung quanh cuộc xung đột tại Ukraine là những nguyên nhân chính khiến thị trường trở lên kém sôi động trong thời gian qua.
Do đang vào vụ thu hoạch nên xuất khẩu tiêu của Brazil đã tăng mạnh 57,2% trong tháng 6 so với tháng trước, đạt 7.496 tấn, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat).
Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm xuất khẩu tiêu của Brazil chỉ đạt 39.922 tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Nhưng giá trị thu về từ xuất khẩu tiêu vẫn tăng mạnh 20,9%, lên 160 triệu USD. Lý do chính là bởi giá xuất khẩu tiêu của Brazil đã tăng khoảng 45% so với cùng kỳ, đạt trung bình 4.018 USD/tấn.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu tiêu của Brazil trong nửa đầu năm nay có nhiều biến động. Các thị trường tiêu thụ lớn trong năm ngoái như UAE, Mỹ, Ai Cập, EU (Đức, Hà Lan, Pháp, Italia,…) đều giảm nhập khẩu tiêu Brazil.