Giá heo hơi hôm nay 21/11: Tăng trở lại ở nhiều địa phương
Giá heo hơi hôm nay 18/11: Giảm nhẹ ở một vài địa phương Giá heo hơi hôm nay 19/11: Thị trường tiếp đà giảm trong tuần sau? Giá heo hơi hôm nay 20/11: Các địa phương giao dịch ổn định |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc tăng cao nhất 3.000 đồng/kg.
Theo đó, các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Ninh Bình cùng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện đang neo trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Hà Nội là 52.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Heo hơi tại Hà Nam và Tuyên Quang đang được giao dịch lần lượt ở mức 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg, tăng cao nhất 3.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 50.000 | - |
Yên Bái | 52.000 | +1.000 |
Lào Cai | 50.000 | +1.000 |
Hưng Yên | 51.000 | +1.000 |
Nam Định | 50.000 | - |
Thái Nguyên | 50.000 | - |
Phú Thọ | 52.000 | - |
Thái Bình | 50.000 | - |
Hà Nam | 51.000 | +3.000 |
Vĩnh Phúc | 52.000 | +1.000 |
Hà Nội | 52.000 | +2.000 |
Ninh Bình | 50.000 | +1.000 |
Tuyên Quang | 52.000 | +3.000 |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg.
Theo đó, 49.000 đồng/kg là giá heo hơi được ghi nhận tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sau khi tăng 1.000 đồng/kg.
Thương lái tại Thanh Hóa và Đắk Lắk cùng giao dịch heo hơi ở mốc 50.000 đồng/kg, tăng tương ứng 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa | 50.000 | +1.000 |
Nghệ An | 49.000 | +1.000 |
Hà Tĩnh | 49.000 | +1.000 |
Quảng Bình | 50.000 | - |
Quảng Trị | 50.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 49.000 | - |
Quảng Nam | 50.000 | - |
Quảng Ngãi | 50.000 | - |
Bình Định | 50.000 | - |
Khánh Hoà | 49.000 | - |
Lâm Đồng | 51.000 | - |
Đắk Lắk | 50.000 | +2.000 |
Ninh Thuận | 51.000 | - |
Bình Thuận | 50.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam điều chỉnh trái chiều
Tại miền Nam, giá heo hơi tăng giảm không đồng nhất.
Cụ thể, giá heo hơi tại Sóc Trăng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 51.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 51.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại có giá đi ngang trong ngày hôm nay.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 50.000 | - |
Đồng Nai | 51.000 | - |
TP HCM | 51.000 | - |
Bình Dương | 50.000 | - |
Tây Ninh | 52.000 | - |
Vũng Tàu | 51.000 | - |
Long An | 52.000 | - |
Đồng Tháp | 52.000 | - |
An Giang | 51.000 | - |
Vĩnh Long | 52.000 | - |
Cần Thơ | 51.000 | - |
Kiên Giang | 51.000 | -2.000 |
Hậu Giang | 50.000 | - |
Cà Mau | 53.000 | - |
Tiền Giang | 52.000 | - |
Bạc Liêu | 51.000 | - |
Trà Vinh | 51.000 | - |
Bến Tre | 50.000 | - |
Sóc Trăng | 51.000 | +1.000 |
Tăng tốc thực hiện dự án chăn nuôi lợn sau dịch
Tháng 7/2023, Na Rì là huyện đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Bắc Kạn. Sau đó dịch lây lan ra 7 xã. Đến nay, đã có 5 xã hết dịch, 2 xã chưa qua 21 ngày không có ca nhiễm mới. Dù chưa thể khống chế hoàn toàn nhưng bệnh tả lợn Châu Phi chỉ còn xuất hiện lẻ tẻ. Khi dịch bệnh tạm lắng, huyện Na Rì đang nỗ lực triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi.
Năm nay, xã Xuân Dương (huyện Na Rì) thực hiện 1 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Do ở sát vùng có dịch nên dự án phải tạm dừng từ tháng 7. Ngay sau khi địa phương lân cận hết dịch, xã Xuân Dương yêu cầu đơn vị cung ứng giống cấp ngay cho người dân.
Bà Hoàng Thị Canh (xã Xuân Dương) cho biết, để tái đàn tiếp tục chăn nuôi, gia đình phải vệ sinh, khử trùng chuồng trại rất cẩn thận. Trong quá trình chăn nuôi luôn theo dõi chặt chẽ đàn lợn, khi thấy lợn có dấu hiệu bị bệnh phải có giải pháp xử lý ngay và báo cáo với chính quyền địa phương.
Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Xuân Dương (huyện Na Rì) cho biết, để dự án triển khai có hiệu quả, xã đã yêu cầu đơn vị cung ứng giống phải đảm bảo con giống đạt chất lượng, sạch bệnh theo quy định. Phải xét nghiệm lô hàng con giống, người dân trực tiếp kiểm tra sau đó mới mang về nuôi. Trong quá trình nuôi phải giám sát chặt chẽ, không để phát sinh dịch bệnh, lây lân ra xung quanh.
Năm 2023, huyện Na Rì thực hiện 18 dự án chăn nuôi lợn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và một số dự án của ngành nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ xong 8 dự án, 6 dự án đang chờ con giống để cấp cho người dân, 4 dự án bắt buộc phải chuyển sang hỗ trợ lĩnh vực khác.
Trong thời gian này, huyện Na Rì đã chỉ đạo các xã rà soát, xem xét khả năng tiếp tục thực hiện dự án để điều chỉnh phù hợp. Theo đó xã Sơn Thành, Kim Lư và thị trấn Yến Lạc thực hiện điều chỉnh dự án sang hỗ trợ người dân loại vật nuôi khác.
Các xã tiếp tục hỗ trợ người dân nuôi lợn đang đẩy nhanh tiến độ, một số xã đã cấp phát giống từ giữa tháng 10, hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán.
Ông Đàm Văn Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Sơn (huyện Na Rì) thông tin, xã đã cấp con giống cho bà con, người dân rất hưởng ứng. Trong quá trình triển khai xã đã phối hợp với bên cung ứng giống thực hiện phương án phòng dịch, đơn vị cung ứng giống cũng cam kết về chất lượng con giống, đảm bảo sạch bệnh.
Bà Hoàng Thị Thu Nguyệt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Rì cho biết, dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn năm nay gặp rất nhiều khó khăn vì dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, huyện vẫn triển khai đảm bảo tiến độ, nỗ lực giải ngân đúng kế hoạch.
Ngoài ra, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương hướng dẫn người dân vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, tuyên truyền người dân chăn nuôi an toàn, đảm bảo nguồn hỗ trợ phát huy hiệu quả. Đối với 2 xã chưa công bố hết dịch tả lợn Châu Phi, huyện tiếp tục chỉ đạo nghiêm túc triển khai biện pháp phòng, chống dịch.
Tại những huyện miền núi như Na Rì, đời sống người dân còn khó khăn, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, do đó nguồn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia rất quan trọng. Việc thực hiện dự án đúng tiến độ, đạt chất lượng sẽ giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thêm sinh kế, mở hướng vươn lên.
Huyện Na Rì hiện đang thực hiện chuỗi giá trị lợn đen bản địa theo hướng gia trại, hợp tác xã chăn nuôi. Tiêu biểu như hợp tác xã (HTX) Trần Phú, HTX Công Thành Phát, HTX Dịch vụ tổng hợp Na Rì, HTX Nông nghiệp Liêm Thủy và nhiều hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn từ 50 con trở lên tại các xã Kim Lư, Sơn Thành, Văn Minh, Trần Phú. Huyện Na Rì cũng đã có sản phẩm chế biến từ lợn đen bản địa được công nhận sản phẩm OCOP.