Dự báo nào cho chỉ số giá tiêu dùng 2021?

Tại Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo năm 2021 vừa được tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra dự báo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2021.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0,1% TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 tăng 0,06% Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 giảm 0,19%

Mới đây, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã phối hợp với Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo năm 2021.

Tại sự kiện, các chuyên gia đưa ra nhiều dự báo đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2021.

Theo đó, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Nguyễn Bá Minh dự báo, năm 2021 giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch Covid-19 dần được khống chế. Trong khi đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh trong nước còn diễn biến phức tạp, sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, cung cầu hàng hóa trên thị trường.

Dự báo nào cho chỉ số giá tiêu dùng 2021?
Dự báo nào cho chỉ số giá tiêu dùng 2021?

TS. Nguyễn Ngọc Tuyến dự báo, nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ có nhiều biến động trong năm 2021, do đó chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng cao hơn năm 2020, song bình quân cả năm cũng chỉ ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Ông Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương dự báo lạm phát năm 2021 ở mức 3,8% đến dưới 4%.

Nhìn nhận tình hình chung, đại diện Cục Quản lý giá cho rằng để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2021, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện thận trọng, linh hoạt, chủ động.

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao và vào dịp cuối năm, các hàng hóa phục vụ sinh hoạt của người dân; chủ động nguồn hàng đáp ứng dịp Tết Nguyên đán, hạn chế tăng giá từ đầu năm 2021.

Cùng với đó, Bộ Tài chính chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trường hợp xem xét điều chỉnh trong năm 2021 cần chủ động tính toán, đánh giá liều lượng và mức độ điều chỉnh cho phù hợp và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá. Đồng thời, Bộ Tài chính tăng cường thanh kiểm tra, kịp thời tham mưu cho các cấp có thẩm quyền điều hành giá phù hợp với nguyên tắc thị trường và điều hành kinh tế vĩ mô.

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, mức độ tăng vẫn chưa đạt như thời điểm trước dịch.
Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Các doanh nghiệp xăng dầu cho hay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 90-150 đồng/lít; giá dầu diesel có khả năng tăng 670 đồng/lít vào ngày mai.
Giá xăng dầu được dự báo tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày mai (4/4)

Giá xăng dầu được dự báo tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày mai (4/4)

Các doanh nghiệp xăng dầu cho biết, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.
Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Giải thể hợp tác xã HTX Hoà Ninh Phát
Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có thể do nhiều nguyên nhân như do nguồn đất bị nhiễm cadimi hoặc do nguồn nước, khí thải từ nhà máy, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật thông tin.
Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần do ở vùng sâu, vùng xa và cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn, theo báo cáo của Tổng cục Thuế.
Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng.
Thời tiết bất lợi, tỉnh Bắc Giang nguy cơ mất mùa vải thiều

Thời tiết bất lợi, tỉnh Bắc Giang nguy cơ mất mùa vải thiều

Tỉnh Bắc Giang có 30.000 ha vải, mỗi năm thu 200.000 tấn. Tuy nhiên, năm nay sản lượng dự tính giảm 50% còn 100.000 tấn, trong đó một nửa là vải sớm.
Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống?

Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống?

Việc thiết kế các mô hình chợ truyền thống kết hợp hiện đại là việc cần thiết trong công tác quy hoạch đô thị; Cần giải pháp mang tính phù hợp và có lộ trình; Chợ truyền thống phải phát triển theo hướng phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động