Cách nào khắc phục tình trạng nông sản bị cảnh báo ở nước ngoài?

Nửa đầu năm 2024, số lượng cảnh báo tồn dư chất cấm, kháng sinh trong sản phẩm nông sản xuất khẩu sang EU tăng hơn 80%. Một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành hàng là làm sao khắc phục tình trạng nông sản bị cảnh báo ở nước ngoài và nâng cao uy tín nông sản Việt?
Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU? Những gam màu sáng tối trên bức tranh xuất khẩu nông sản
 6 tháng đầu năm nay đã nhận đến 57 cảnh báo
6 tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhận đến 57 cảnh báo từ EU.

Số lượng cảnh báo gia tăng bất thường

Thống kê của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường về số lượng cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm từ thị trường EU, với tổng cộng 57 cảnh báo, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này dẫn đến việc EU tăng cường tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản xuất khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%).

Nói về nguyên nhân số lượng cảnh báo gia tăng bất thường, TS Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ cảnh báo nông sản Việt Nam nhập khẩu vào EU là do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu. Vì quy định mức dư lượng tối đa (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật.

Ngoài ra, theo thói quen từ trước, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn. Ví dụ, ở Thừa Thiên Huế năm 2020, 95% hộ nuôi tôm sử dụng kháng sinh.

Từ vùng trồng, hiện tượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy định, vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép; kiểm soát sinh vật gây hại, các nguồn tác động còn chưa chặt chẽ; chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức MRL đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau.

Từ vùng nuôi thủy sản, còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản do người nuôi tự ý sử dụng kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng và thiếu hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh. Môi trường nuôi cũng bị ô nhiễm bởi các nguồn như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói.

Bên cạnh đó, quy trình đóng gói, sơ chế, chế biến và kiểm tra nguyên liệu đầu vào cần tuân thủ quy trình HACCP và tuân thủ các biện pháp SPS về phụ gia thực phẩm, an toàn thực phẩm đối với bao bì sản phẩm.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục trong nửa đầu năm nhưng số lượng cảnh báo gia tăng là hồi chuông cảnh báo về việc tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm của nông sản Việt.

"Mỗi năm EU chi khoảng 35 tỷ Euro nhập khẩu rau quả, là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất trên thế giới hiện nay. Thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU tăng đáng kể, song hiện chỉ đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%", ông Nguyên thông tin thêm.

Điều đáng nói, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang EU thiếu tính đồng nhất. Tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng… vẫn còn là nút thắt lớn. Một số mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào EU như: Ớt, rau húng, quế, thanh long… đã bị cảnh báo nhiều lần về về mặt chất lượng.

"Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn có thể làm giảm uy tín chung của nông sản Việt Nam tại thị trường EU, cũng như trên thế giới”, ông Nguyên nói.

Giải pháp nào để khắc phục?

Chuyên gia gợi ý nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng cảnh báo.
Chuyên gia gợi ý nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng cảnh báo.

Nói về giải pháp hạn chế tình trạng nông sản sang thị trường EU bị cảnh báo, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam chia sẻ, đối với ngành gia vị, có 3 vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu gồm: chỉ số dư lượng thuốc, vi sinh vật, kim loại nặng.

Theo bà Liên, bên cạnh việc theo dõi, cập nhật thông tin trên các website của cơ quan quản lý dữ liệu Nhà nước cũng cần quan tâm đến thông tin từ SPS của EU để cập nhật thông tin về mọi mặt hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các lô hàng có cùng lợi thế cạnh tranh từ các nước bị cảnh báo để rút kinh nghiệm.

Bà Liên đề xuất cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ quan quản lý đầu mối, doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý các vấn đề như lô hàng bị trả lại, khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến SPS….

Về phía mình, TS Ngô Xuân Nam cho rằng trước mắt, từng lô hàng bị cảnh báo cần truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để tránh lặp lại vi phạm. SPS Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan của Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường cập nhật, phổ biến những quy định về SPS (vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật) đến cộng đồng trong chuỗi sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm.

Về biện pháp lâu dài, mới đây, ngày 19-6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 534/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp SPS của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cam kết SPS trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do".

Đề án này định hướng mục tiêu đến năm 2030, tỉ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ sở dữ liệu kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, DN, hội, hiệp hội với cơ quan quản lý ở địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam; 100% cán bộ quản lý SPS các cấp được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ hằng năm.

Ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đề xuất các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề SPS, đồng thời kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn tới cơ quan quản lý.

“Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ vấn đề thông tin về kiểm dịch, an toàn thực vật, giúp doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt nhất các quy định trong các FTA thế hệ mới, trong đó có RCEP và EVFTA", ông Lê Thanh Hòa khẳng định.

Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo
Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU? Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU?
Những gam màu sáng tối trên bức tranh xuất khẩu nông sản Những gam màu sáng tối trên bức tranh xuất khẩu nông sản
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nguồn cung hạn chế đẩy giá robusta lập đỉnh

Nguồn cung hạn chế đẩy giá robusta lập đỉnh

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên giảm nhẹ 100-200 đồng/kg tùy vùng trồng. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 123.700 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.
Khó nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm

Khó nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm

Không dễ để đưa ra được nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá gạo xuất khẩu giảm từ nay đến cuối năm là khó.
Vietnam Airlines Group mở bán 1,5 triệu vé tết sớm, giá cao hay thấp?

Vietnam Airlines Group mở bán 1,5 triệu vé tết sớm, giá cao hay thấp?

Đây là đợt mở bán vé đầu tiên với gần 1,5 triệu vé máy bay trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/1 đến 12/2/2025.
Giá vàng nhẫn tiến sát giá vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn tiến sát giá vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng theo giá vàng thế giới và đang đuổi sát giá vàng miếng SJC.
Nếu tiếp tục giữ đà tăng, giá tiêu nội địa có thể cán mốc 160.000 đồng/kg

Nếu tiếp tục giữ đà tăng, giá tiêu nội địa có thể cán mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước tiếp tục giữ ổn định, dao động quanh ngưỡng 152.000-156.000 đồng/kg.
Giá cà phê sẽ còn biến động mạnh từ nay tới hết năm 2024?

Giá cà phê sẽ còn biến động mạnh từ nay tới hết năm 2024?

Thị trường cà phê trong nước hôm nay nằm trong khoảng 123.500 - 124.000. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 123.600 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 124.000 đồng/kg.
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới theo đà tăng của thế giới

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới theo đà tăng của thế giới

Giá vàng thế giới liên tiếp lập kỷ lục khiến giá vàng nhẫn tròn tiếp tục tăng lên mức 79,2 triệu đồng, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.
Chuyên gia: Giá cà phê trong mùa vụ tới sẽ ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg

Chuyên gia: Giá cà phê trong mùa vụ tới sẽ ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg

Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng 2.000 đồng/kg nằm trong khoảng 123.500 - 124.000. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 123.600 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 124.000 đồng/kg.
Giá tiêu liên tục tăng do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Giá tiêu liên tục tăng do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Giá tiêu hôm nay ngày 15/9/2024, tại các vùng trọng điểm duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua giao dịch quanh mốc 152.000 -156.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 156.000 đồng/kg.
Giá vàng nhẫn vượt 79 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn vượt 79 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới tăng vọt, vượt qua đỉnh cũ hồi cuối tháng 8, rồi liên tiếp lập kỷ lục cao mới, có lúc lên trên 2.570 USD/ounce rong bối cảnh có nhiều đồn đoán Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất 0,5 điểm % vào tuần tới. Trong nước, giá vàng nhẫn lên mức cao nhất trong lịch sử 79,1 triệu đồng/lượng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động