Vì sao nông sản Việt bị gia tăng cảnh báo từ EU?

6 tháng đầu năm, Việt Nam nhận được 57 cảnh báo từ EU, chiếm tỷ lệ 2,1%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì số cảnh báo mà Việt Nam nhận được tăng hơn 80%.
6 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 57 cảnh báo của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đối với nông sản Việt nhập khẩu vào khu vực này.
6 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 57 cảnh báo của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đối với nông sản Việt nhập khẩu vào khu vực này.

Thông tin này được ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, chia sẻ tại hội nghị về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, ngày 2/8.

Việt Nam nhận được 57 cảnh báo từ EU

Ông Ngô Xuân Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, EU đã phát tổng cộng 2.708 cảnh báo cho tất cả các thị trường, riêng Việt Nam nhận được 57 cảnh báo, chiếm tỷ lệ 2,1%. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước thì số cảnh báo mà Việt Nam nhận được tăng hơn 80%; còn cả năm 2023, Việt Nam nhận 67 cảnh báo. Trong số này, TP.HCM là địa phương nhận được nhiều nhất, với 23 cảnh báo.

"Có nhiều trường hợp, chúng ta nhận được cảnh báo rất đau lòng. Cụ thể, một lô hàng ớt xuất khẩu vào EU chỉ 38 kg nhưng bị phát hiện không đạt yêu cầu nhưng lại góp phần khiến toàn bộ mặt hàng ở của Việt Nam bị EU áp dụng biện pháp kiểm tra biên giới tới 50%. Hay chỉ 7 lô hàng thanh long, tương đương 400 - 1.800 kg thanh long bị phát hiện không đạt yêu cầu thì sản phẩm này cũng bị áp dụng giám sát tại biên giới tăng từ 20% lên 30%. Ngoài ra, đậu bắp cũng bị áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới 50% có kèm theo chứng thư, sầu riêng 10%... Những câu chuyện này cho thấy, nếu chúng ta không đáp ứng tốt yêu cầu thì nguy cơ EU sẽ gia tăng các biện pháp kiểm soát tại biên giới, thậm chí bị cấm xuất khẩu. Đây là điều mà lãnh đạo bộ cũng đang rất quan tâm và yêu cầu phối hợp trong việc tăng cường tổ chức sản xuất, giám sát thực hiện để đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường", ông Nam khuyến cáo.

Phân tích nguyên nhân về sự tăng số lượng cảnh báo, Phó giám đốc Ngô Xuân Nam cho rằng có nguyên nhân chủ quan đến từ phía doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức giới hạn dư lượng (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật. Trong khi đó, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn.

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng. Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.

Trong khi EU định kỳ 6 tháng một lần rà soát về áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu, thì việc góp ý cho thông báo dự thảo về biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Việt Nam còn hạn chế. Chỉ một số ít địa phương thực sự quan tâm và có những phản hồi đầy đủ, kịp thời.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam tại hội nghị sáng 2/8. Ảnh: Nguyễn Thủy
Ông Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam tại hội nghị sáng 2/8. Ảnh: Nguyễn Thủy

Cần nỗ lực hơn để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm EU

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, cũng cho hay nhiều năm qua, các mặt hàng gia vị liên tục bị cảnh báo về dư lượng thuốc, vi sinh vật gây hại và kim loại nặng.

Bà Liên kiến nghị doanh nghiệp trong lĩnh vực bên cạnh việc theo dõi, cập nhật thông tin trên các website của cơ quan quản lý dữ liệu Nhà nước cũng cần quan tâm đến website của SPS từ EU để cập nhật thông tin về mọi mặt hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các lô hàng có cùng lợi thế cạnh tranh từ các nước bị cảnh báo để rút kinh nghiệm.

Với số liệu về những lô hàng bị cảnh báo trong ngành hàng gia vị, bà Liên chỉ ra 3 vấn đề mà ngành hàng này đang gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu như: chỉ tiêu MIL, dư lượng thuốc, vi sinh vật, kim loại nặng…

Bà Liên đề xuất cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ quan quản lý đầu mối, doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý các vấn đề như lô hàng bị trả lại, khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến SPS.

Qua theo dõi những năm vừa qua, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận xét, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng có xu hướng tăng.

Nhật Bản và Hàn Quốc cùng là thành viên của Hiệp định RCEP. Doanh nghiệp xuất khẩu không những hưởng lợi từ thuế quan mà còn giảm chi phí vận chuyển, logistics khi xuất sang những thị trường xa như EU, Hoa Kỳ.

Dự báo về tình hình đến cuối năm 2024, ông Nguyên kỳ vọng ngành hàng rau quả có thể xuất khẩu đạt 7 tỷ USD.

“Mỗi khi mở cửa một thị trường mới, doanh nghiệp đa phần lúng túng và cần một đầu mối để thông tin, hướng dẫn. Văn phòng SPS Việt Nam đã làm rất tốt, giống như người dẫn đường cho nông sản Việt ra nước ngoài”, ông Nguyên nói.

Ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đề xuất các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề SPS, đồng thời kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn tới cơ quan quản lý.

“Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ vấn đề thông tin về kiểm dịch, an toàn thực vật, giúp doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt nhất các quy định trong các FTA thế hệ mới, trong đó có RCEP và EVFTA", ông Hòa khẳng định.

Ông Lương Ngọc Quang, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, nông sản thực phẩm và thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra biên giới theo quy định của EU nếu không có giải pháp kịp thời.

“Các quốc gia EU luôn rà soát và sửa đổi thường xuyên, chính vì vậy mà các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới, trước khi dự định xuất hàng thì cũng nên truy cập vào các trang thông tin để cập nhật, rà soát lại... để nắm thông tin chính xác hơn. Bởi các thông số liên tục được cập nhật và thay đổi theo tháng...”, ông Lương Ngọc Quang thông tin thêm.

Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Quạt cây là thiết bị làm mát quan trọng trong gia đình và văn phòng nhờ sự tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, với thị trường ngày càng đa dạng thì nên mua quạt đứng hãng nào?
Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Tuần qua, giá vàng thế giới điều chỉnh vào cuối tuần sau khi liên tục lập kỷ lục mới, nhưng cả nhà đầu tư lẫn chuyên gia phân tích đều tiếp tục duy trì sự lạc quan về xu hướng của giá vàng trong tuần tới.
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo tại Nhật Bản đang cao bất thường, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, người Nhật Bản ngày càng “chuộng” gạo Việt Nam, liệu đây có là cơ hội vàng cho ngành xuất khẩu gạo?.
Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Bất chấp nhiều thách thức, ngành dịch vụ thức ăn và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025. Năm nay cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới.
Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng chiều nay tiếp tục đi lên theo hướng thẳng đứng, vàng nhẫn chạm mức 98,5 triệu đồng/lượng – cao nhất từ trước tới nay.
Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

“Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư. Tốt nhất nên giữ vàng chiếm tỷ trọng 10 - 30% trong danh mục. Ngoài ra cũng cần lưu ý là tuyệt đối không vay tiền để mua vàng”, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh lưu ý các nhà đầu tư.
Sau vượt mốc 3.000 USD, thị trường vàng sẽ có đợt bán tháo mạnh?

Sau vượt mốc 3.000 USD, thị trường vàng sẽ có đợt bán tháo mạnh?

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay của vàng.
Giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng với xác suất 70%

Giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng với xác suất 70%

Ngày 16/3, giá vàng nhẫn neo sát mốc 97 triệu đồng/lượng. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng trong năm 2025 với xác suất 70%.
Giá vàng ở mức đỉnh mọi thời đại vẫn được dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng ở mức đỉnh mọi thời đại vẫn được dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng trong nước và thế giới liên tiếp lập kỷ lục mới trong tuần qua, hiện giá vàng đang ở mức đỉnh mọi thời đại nhưng được dự báo tiếp tục tăng trong tuần tới.
Động lực nào thúc đẩy giá vàng tăng như vũ bão?

Động lực nào thúc đẩy giá vàng tăng như vũ bão?

Chốt phiên giao dịch 14/3, giá vàng thế giới giao ngay giảm 4 USD về 2.984 USD một ounce. Trước đó, giá có thời điểm lập đỉnh mới tại 3.004 USD do nhu cầu trú ẩn tăng cao vì thuế nhập khẩu của Mỹ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động