Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 9,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 ước đạt 573,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ, theo Tổng cục Thống kê.
Ngành bán lẻ cần tháo gỡ 4 “điểm nghẽn” để phát triển Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng Vì sao 165.000 shop bán hàng rời sàn thương mại điện tử trong năm 2024?
Quầy hàng bánh kẹo đầy ắp tại siêu thị Aeon Long Biên. Ảnh: Lam Giang
Quầy hàng bánh kẹo đầy ắp tại siêu thị Aeon Long Biên. Ảnh: Lam Giang

Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao

Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Con số này tăng khá do nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch đã góp phần tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 1/2025 ước đạt 573,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,0%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,6% (cùng kỳ năm 2024 tăng 5,6%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 01/2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2025 ước đạt 441,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 31,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 15,5%; ô tô các loại tăng 11,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 8,9%; hàng may mặc tăng 8,3%; nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 7,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1,5%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2025 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Hải Phòng tăng 9,2%; Hà Nội tăng 9,0%; Quảng Ninh tăng 8,5%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 8,4%; Đà Nẵng tăng 7,9%.

Cùng với đó, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành cũng ghi nhận sự bứt phá. Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng chung. Riêng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 67,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, doanh thu du lịch lữ hành đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Kết quả có được này là nhờ nhu cầu du lịch của khách trong nước và quốc tế tăng đột biến trong các dịp nghỉ lễ, Tết.

Trên cả nước, sự tăng trưởng đã lan tỏa trên các địa phương với mức tăng trưởng tích cực trong tháng đầu năm. Điển hình là doanh thu bán lẻ hàng hóa tại các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM và Đà Nẵng đều tăng từ 7,9% đến 9,2%.

Tương tự, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đã tăng mạnh ở các trung tâm du lịch, như Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa và TP.HCM từ mức 14,7% đến 36,6%.

Nguồn hàng đủ đầy, dồi dào phục vụ Tết Ất Tỵ

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 9,5%
Điểm nổi bật trong việc cung ứng hàng hoá tháng 1 chính là việc chuẩn bị hàng Tết.

Điểm nổi bật trong việc cung ứng hàng hoá tháng 1 chính là việc chuẩn bị hàng Tết. Theo thông lệ hàng năm, hàng hóa chuẩn bị Tết Ất Tỵ năm nay tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu...

Nguồn cung hàng hoá được các địa phương và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chuẩn bị từ rất sớm, nguồn hàng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu người dân. Tình hình thời tiết dịp trước Tết khá thuận lợi nên nguồn cung các mặt hàng nông sản dồi dào, nguồn cung thịt lợn, gia súc, gia cầm ổn định, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá không có biến động lớn. Theo báo cáo của các địa phương, giá trị tổng lượng hàng dự trữ dự kiến cung ứng của các doanh nghiệp ước tăng khoảng 10-15% so với các tháng thường trong năm.

Đáng chú ý, để chuẩn bị nguồn hàng bình ổn cho thị trường Tết, các địa phương đã chủ động triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tạo nguồn hàng phục vụ Tết nhất là giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với các địa phương. Thông qua các chương trình này, hàng nghìn đặc sản, sản phẩm OCOP đã được tiếp cận tới tay người tiêu dùng, vừa góp phần hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, vừa giúp đưa đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng thành phố, nhất là các dịp Lễ, Tết, phù hợp với xu hướng tiêu dùng ngày càng ưu thích sử dụng các đặc sản vùng miền trong dịp Tết và làm quà biếu, tặng.

Báo cáo tình hình thị trường Tết của Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cho thấy, sức mua đối với các nhóm hàng thực phẩm tươi sống bắt đầu tăng từ ngày 20 Tết (ngày 19/01/2025) để phục vụ lễ cúng ông Công, ông Táo và bắt đầu sôi động hơn từ ngày 26 Tết (bắt đầu kỷ nghỉ Tết sớm), nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm công nghiệp như bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát... tăng cao. Đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nhu cầu tăng cao nhất trong hai ngày 28 và 29 Tết. So với cùng kỳ năm trước, sức mua năm nay tăng hơn năm trước.

Các chương trình hội chợ Xuân, hội chợ nông sản thực phẩm, phiên chợ Tết, chợ hoa... được tổ chức tại nhiều địa phương từ đầu tháng 01 năm 2025 nhằm kích cầu tiêu dùng của người dân. Các điểm bán hàng Tết thuộc hệ thống phân phối của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cũng được triển khai tại nhiều địa phương, nhất là tại các khu vực đông dân cư, tập trung nhiều lao động, các khu công nghiệp để người dân tiện mua sắm.

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững? Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?
Đề xuất giá điện bán lẻ 5 bậc, cao nhất gần 3.800 đồng/kWh Đề xuất giá điện bán lẻ 5 bậc, cao nhất gần 3.800 đồng/kWh
Đề xuất giá bán lẻ điện còn 5 bậc tác động thế nào đến người dùng? Đề xuất giá bán lẻ điện còn 5 bậc tác động thế nào đến người dùng?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Trên cơ sở diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới và thực hiện Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động