Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Cần đánh giá toàn diện hơn

Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, điều này gây ra tranh cãi với ý kiến trái chiều, trong đó, các chuyên gia cho rằng, việc này lợi bất cập hại.
Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn? Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%
Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn.
Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn.

Thiệt đơn thiệt kép

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường ở mức 10%.

Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Người ủng hộ, nhưng cũng có người cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường không giúp đạt mục tiêu sức khỏe và kinh tế, mà thậm chí còn gây thiệt hại lớn cho nhiều ngành phụ trợ và nền kinh tế nói chung.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về tác động kinh tế - xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức thuế suất 10%, nền kinh tế sẽ phải gánh chịu thiệt hại lên tới 880,4 tỷ đồng.

Cụ thể, theo nghiên cứu này, mặc dù việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 0% lên 10% sẽ góp phần làm tăng thu ngân sách trên 2.279 tỷ đồng, nhưng những ảnh hưởng do việc sụt giảm sản lượng lại lên tới hơn 3.159 tỷ đồng, và do đó, tổng thể sẽ làm thiệt hại khoảng 880,4 tỷ đồng.

Nghiên cứu này được công bố vào năm ngoái, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cũng vậy. Do vậy, các chuyên gia của CIEM cho rằng, việc mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt, sẽ tạo gánh nặng và thậm chí có thể làm kiệt quệ hơn sự khó khăn của doanh trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu của CIEM cho thấy, các chỉ số kinh tế đều có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quy định này, bao gồm tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, thu nhập người lao động, thặng dư sản xuất, số lượng lao động…

“Bất kỳ chính sách nào cũng có tác động tới kinh tế - xã hội nhất định, do đó, cần phải đánh giá đầy đủ các tác động chính sách. Công cụ chính sách không nên tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), nói.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, nhận định việc áp thuế này đối với nước giải khát không giúp đạt mục tiêu tăng ngân sách quốc gia, ngược lại còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

"Doanh nghiệp (DN) hiện chịu cùng lúc nhiều loại thuế và chi phí, tạo gánh nặng tài chính lớn, nhất là trong bối cảnh DN đang chật vật phục hồi sau đại dịch COVID-19 và bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Mặt khác, nếu đánh thuế đối với nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm này cũng có thể là nguyên nhân gây các loại bệnh" - ông Phụng phân tích và kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ông Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc Tổng hội Y học Việt Nam - cho rằng cần cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững.

Tính hiệu quả của đề xuất này chưa đủ sức thuyết phục

việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.

Bộ Tài chính khi đề xuất việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đã cho rằng, việc này sẽ góp phần giảm béo phì, tiểu đường và tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm khác trong tương lai, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, điều này chưa đủ sức thuyết phục. Và một trong những lý lẽ được đưa ra là, không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy nước giải khát là nguyên nhân trực tiếp gây thừa cân béo phì.

PGS-TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những lý do chính gây ra thừa cân béo phì bao gồm chế độ dinh dưỡng không hợp lý (tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao), thiếu vận động thể chất, do di truyền hoặc nội tiết...

Một báo cáo của Viện Dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh khu vực thành thị cao hơn nhiều so với học sinh ở khu vực nông thôn (lần lượt là 41,9% và 17,8%), nhưng tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt ở mức độ thường xuyên của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn mức tiêu thụ của trẻ em ở khu vực nông thôn (lần lượt là 16,1% và 21,6%).

Với những lý do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.

Ông Nguyễn Văn Phụng cho biết nếu đánh thuế đối với mỗi nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm thay thế này cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm. Công cụ thuế trong trường hợp này khó mà thay đổi hành vi người tiêu dùng thậm chí còn có thể tạo điều kiện cho các hàng hoá buôn lậu, các thực phẩm đường phố không được kiểm soát về chất lượng.

Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn. Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế - xã hội và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu
Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá sầu riêng trái vụ giảm sâu dù nguồn cung khan hiếm

Giá sầu riêng trái vụ giảm sâu dù nguồn cung khan hiếm

Nếu như tháng 11, sầu riêng Mongthon loại A tại kho có giá 200.000 đồng một kg, thì nay giảm sâu chỉ còn 144.000 đồng, kéo giá tại vườn xuống 100.000 đồng.
Giá heo hơi sẽ biến động khi nhu cầu tiêu thụ cuối năm khởi sắc

Giá heo hơi sẽ biến động khi nhu cầu tiêu thụ cuối năm khởi sắc

Giá heo hơi hôm nay 3/12/2024 biến động trái chiều tại một số địa phương. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang được bán ra trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Vì sao giá cà phê giảm mạnh chưa từng thấy ngay phiên đầu tháng 12?

Vì sao giá cà phê giảm mạnh chưa từng thấy ngay phiên đầu tháng 12?

Thị trường cà phê trong nước giảm mạnh so với cùng thời điểm hôm qua. Đáng chú ý, giá cà phê tại một số tỉnh Tây nguyên rơi mất khoảng 5.000 đồng/kg chỉ sau một đêm, hiện giá cà phê giao dịch trong khoảng 125.800 - 126.500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu tăng thêm 500 đồng/kg tại Gia Lai, hướng tới mốc kỷ lục mới

Giá hồ tiêu tăng thêm 500 đồng/kg tại Gia Lai, hướng tới mốc kỷ lục mới

Giá tiêu hôm nay (3/12) giao dịch trong khoảng 144.000 - 147.000 đồng/kg, tăng nhẹ 500 đồng/kg tại Gia Lai. Theo các chuyên gia, giá hồ tiêu hiện đã bước qua chu kỳ giảm và đang bắt đầu chu kỳ tăng giá mới.
Giá vàng bốc hơi nửa triệu đồng/lượng ngay phiên đầu tuần

Giá vàng bốc hơi nửa triệu đồng/lượng ngay phiên đầu tuần

Giá vàng trên thị trường thế giới giảm mạnh, có lúc xuống 2.626 USD/ounce rồi hồi phục nhẹ. Trong khi đó, vàng miếng và nhẫn trơn trong nước sáng nay giảm khoảng nửa triệu đồng một lượng.
Chuyên gia: Giá cà phê sẽ rất khó lường, thậm chí ngay cả trong ngắn hạn

Chuyên gia: Giá cà phê sẽ rất khó lường, thậm chí ngay cả trong ngắn hạn

Giá cà phê trong nước hôm nay (2/12) không biến động so với phiên giao dịch trước đó và đang đứng ở mức cao. Hiện giá thu mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 130.200 đồng/kg.
Giá heo hơi được dự báo sẽ diễn biến khó lường trong tuần tới

Giá heo hơi được dự báo sẽ diễn biến khó lường trong tuần tới

Giá heo hơi hôm nay 2/12/2024 duy trì ổn định trên cả nước. Khảo sát mới nhất cho thấy, thị trường heo hơi toàn quốc đang giữ giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Tăng tới 7.000 đồng/kg tuần qua, chuyên gia nhận định gì về giá tiêu trong thời gian tới?

Tăng tới 7.000 đồng/kg tuần qua, chuyên gia nhận định gì về giá tiêu trong thời gian tới?

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua, giao động trong khoảng 144.000 - 147.000 đồng/kg. Tổng kết tuần, giá tiêu tăng 4.000 - 7.000 đồng/kg. Các chuyên gia cho rằng, nguồn cung thiếu khiến giá tiêu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Đến lượt giá hồ tiêu tăng “phi mã”

Đến lượt giá hồ tiêu tăng “phi mã”

Giá tiêu hôm nay 1/12 tiếp tục tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm, lên mức 144.000 – 147.000 đồng/kg.
Vì sao giá cà phê tăng "điên cuồng" rồi lại giảm sâu?

Vì sao giá cà phê tăng "điên cuồng" rồi lại giảm sâu?

Giá cà phê trong nước hôm nay (1/12) quay đầu giảm, mức giảm nhẹ 1000 đồng/kg. Hiện giá thu mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 130.200 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động