ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3

ADB đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).
ADB công bố Quỹ đổi mới tăng cường tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu ADB lần thứ hai liên tiếp vinh danh HDBank là ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024
Chợ trung tâm Cát Bà trở thành đống đổ nát tan hoang.
Chợ trung tâm Cát Bà trở thành đống đổ nát sau bão số 3.

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở các tỉnh phía Bắc.

Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty chia sẻ: ADB đánh giá cao những nỗ lực phi thường của Chính phủ và người dân Việt Nam trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra. Khoản viện trợ của ADB sẽ hỗ trợ các nỗ lực ứng phó rộng hơn của Chính phủ nhằm cung cấp cứu trợ nhân đạo ngay lập tức. ADB cũng cam kết hợp tác với Chính phủ trong công cuộc phục hồi sau thảm họa ở các tỉnh bị ảnh hưởng để xây dựng lại tốt hơn và cải thiện khả năng chống chịu, điều này rất quan trọng bối cảnh thiên tai đang gia tăng.

Khoản viện trợ được cấp vốn từ Quỹ Ứng phó thiên tai châu Á - Thái Bình Dương, được thiết kế để cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi các thảm họa lớn do thiên tai.

Bão Yagi, cơn bão mạnh nhất vào Việt Nam trong hàng thập kỷ, đã đổ bộ vào bờ biển phía bắc đất nước vào ngày 7 tháng 9. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính tới ngày 24/9, đã có 337 người thiệt mạng hoặc mất tích, cùng với 1.935 người bị thương.

Cơn bão cùng với lũ lụt và sạt lở đất sau đó đã gây tổn thất trên diện rộng tại 26 tỉnh thành, với khoảng 37 triệu người dân sinh sống tại các vùng bị ảnh hưởng. Thiệt hại kinh tế ban đầu trên toàn miền Bắc được ước tính vào khoảng 2,6 tỉ USD.

ADB đang phối hợp với các đối tác phát triển khác nhằm hỗ trợ chính phủ ứng phó thiên tai, bao gồm đánh giá nhu cầu hỗ trợ tại các tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng. Hỗ trợ khẩn cấp của ADB nhằm mục đích bảo đảm rằng người dân sống tại các khu vực bị thiên tai có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản, cũng như các nguồn lực để xây dựng lại cuộc sống và sinh kế của họ và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các đối tác phát triển khác để cung cấp hỗ trợ nhân đạo theo Kế hoạch Ứng phó Thiên tai do Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc chia sẻ.

ADB điều chỉnh tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 lên 2,3% ADB điều chỉnh tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 lên 2,3%
ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại cho HDBank lên 125 triệu USD ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại cho HDBank lên 125 triệu USD
ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 3,8% năm 2021 ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 3,8% năm 2021
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Việt Nam có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, dẫn đầu ASEAN về số lượng doanh nghiệp, và xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động